Ngành giấy Việt Nam tan giấc mơ 1 tỷ USD xuất khẩu?

Ngành giấy Việt Nam đang lo lắng thiếu nguyên liệu sản xuất vì bị dừng nhập khẩu phế liệu giấy
Ngành giấy Việt Nam đang lo lắng thiếu nguyên liệu sản xuất vì bị dừng nhập khẩu phế liệu giấy
(PLO) - Ngành giấy Việt Nam đang đứng trước nguy cơ trượt mục tiêu cán mốc 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2018. Nhiều doanh nghiệp giấy như “ngồi trên đống lửa” do thiếu nguyên liệu sản xuất…

Cấm nhập khẩu hay kiểm soát đích đến của nguyên liệu nhập khẩu?

Theo số liệu được công bố, mỗi năm Việt Nam sản xuất 3,5 triệu tấn giấy, trong đó, giấy in 350.000 tấn, giấy bao bì 2,5 triệu tấn, tissue 195.000 tấn còn lại là các loại giấy khác. 3 năm gần đây, năng lực sản xuất giấy Việt Nam tăng mạnh với 29,7%, nhập khẩu tăng 6,6% và xuất khẩu tăng 79,3%. Ngành giấy đã xuất khẩu  gần 1 tỷ USD/năm (chưa cộng thêm giá trị bóc tách dưới dạng bao bì hàng hoá xuất khẩu).

Ông Phan Chí Dũng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho biết, tiềm năng phát triển của ngành giấy khá lớn, dự kiến đóng góp 1,5% vào giá trị GDP với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1 tỷ USD trong năm 2018. Để có thể đạt được con số nêu trên, ngành giấy Việt Nam cần phải có nguyên liệu sản xuất. Ông Dũng cho biết thêm, để có 1 tấn giấy cần 3 triệu tấn bột, tương đương với việc chặt gần 5 tấn gỗ cùng nhiều tấn dầu và hóa chất sử dụng đi kèm, do đó phương án NK nguyên liệu giấy phế liệu vẫn là khả thi nhất.

Hiện nay Việt Nam mới chỉ thu gom được gần 40% giấy so với nhu cầu nguyên liệu sản xuất, do đó, mỗi năm cần nhập khẩu (NK) khoảng 2 triệu tấn giấy. Tuy nhiên, việc NK nguyên liệu giấy đang gặp khó khăn do phế liệu giấy mới đây đã được đưa vào danh sách 5 phế liệu không được phép NK.

“NK phế liệu giấy có mặt tốt như đỡ được việc khai thác rừng, không tốn vật tư hóa chất xử lý bột nhưng NK nguyên liệu không cẩn thận lại thành NK rác, không xử lý tốt dẫn tới ô nhiễm môi trường. Đó là mặt trái của NK nguyên liệu phế liệu. Nhưng đây chính là vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước cần phải có cách thức để kiểm soát” - ông Dũng nói.

Ông Dũng cho rằng, cần phải cải tiến thủ tục NK để kiểm soát được đích đến của nguyên liệu nhập (vào nhà máy) bởi nếu chỉ kiểm soát đầu vào NK nguyên liệu sẽ gây ra ách tắc tại cảng và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Ông Patrict Chung, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lee&Man Việt Nam cũng đưa ra đề xuất, nếu công ty nào NK giấy thì bắt buộc phải dùng vào mục đích sản xuất, không được mua đi bán lại, nếu thực hiện sai thì phải xử lý nặng.

Ông Hoàng Trung Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, ngành giấy Việt Nam đã ở giai đoạn tăng trưởng nhanh từ cách đây khoảng vài năm và dự kiến còn kéo dài khoảng 10-15 năm nữa. Nhu cầu giấy trong 10 năm tới dự báo tăng trên 10%, đặc biệt nhu cầu giấy bao bì sẽ tăng trên 15%/năm, đạt trên 10 triệu tấn vào năm 2025.

Theo ông Sơn, với tiềm năng nêu trên, nhu cầu phế liệu giấy thực sự cần thiết, nhất là cung cấp phế liệu giấy cho sản xuất bao bì vì sản xuất bao bì sử dụng 100% nguyên liệu tái chế. Nhưng do hiện nay, nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sản xuất nên việc NK phế liệu giấy là thực sự cần thiết.

Việc sản xuất bao bì sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu không được tiếp tục nhập khẩu phế liệu giấy
Việc sản xuất bao bì sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu không được tiếp tục nhập khẩu phế liệu giấy

Sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu?

Chuyên gia phân tích chính sách, Tiến sĩ Phạm Đình Thưởng cho biết, hiện nay, nhiều quốc gia, đặc biệt các nước châu Âu như Thuỵ Điển, Na uy, Đức, Bỉ và Hà Lan đều là những nước nhập khẩu phế liệu số lượng lớn. Trung Quốc hiện nay dù đưa ra biện pháp hạn chế nhập khẩu phế liệu nhưng dự kiến trong năm 2018, Trung Quốc vẫn nhập khoảng 20 triệu tấn phế liệu. 

Thái Lan và Indonesia cũng cho phép nhập khẩu các loại phế liệu giấy và không có quy định kiểm định lô hàng nhập khẩu phế liệu giấy tại cảng vì họ coi đây là sản phẩm, không phải phế liệu. Thay vào đó, 2 nước này tiến hành kiểm định ngay tại nhà máy sản xuất cho các hoạt động đảm bảo an toàn môi trường, xử lý nước thải, khí thải… Hàn Quốc cũng cho phép nhập khẩu các loại phế liệu tái tạo, bao gồm phế liệu giấy và không cần khai báo, xin phép.

“Nếu loại bỏ nguồn nguyên liệu tái chế chắc chắn sẽ khiến doanh nghiệp giấy lao đao, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành giấy. Mặt khác, việc siết chặt quản lý đột ngột khiến doanh nghiệp lâm vào thế bị động, nhà máy vận hành hàng ngày nhưng không có nguyên liệu khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ. Việc này cũng sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền đến ngành công nghiệp bao bì, thậm chí tác động không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ” - ông Thưởng nói.

Ông Patrict Chung, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lee&Man Việt Nam cũng đồng tình khi cho biết, hiện nay, doanh nghiệp đang thiệt đơn thiệt kép do nguyên liệu về đến cảng nhưng không được thông quan, tốn chi phí lưu kho. Không có nguyên liệu sản xuất, các khách hàng của Lee&Man sẽ tìm nguồn cung khác, dần dần sẽ mất thị phần.

Ông Nguyễn Văn Hiện, Tổng giám đốc Công ty cổ phần giấy Việt Trì cũng khẳng định, việc ảnh hưởng đến môi trường là do hiện tượng nhiều doanh nghiệp sản xuất manh mún. Thậm chí có tồn tại tình trạng một vài doanh nghiệp làm ẩu khi lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà nước để nhập khẩu rác và đây là nguyên nhân dẫn đến chuyện dừng việc NK phế liệu giấy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lộ trình ngành giấy.

“Thị trường giấy bao bì còn dư địa phát triển rất lớn, nhất là mới đây Bộ Tài nguyên & Môi trường đã có những cuộc vận động “không sử dụng túi nilon”. Nếu cả hệ thống sản xuất, tiêu dùng chuyển sang sử dụng túi giấy thì sẽ tác động tốt đến môi trường như thế nào. Do đó, không thể chỉ vì một vài trường hợp xấu mà làm ảnh hưởng đến cả ngành giấy” - ông Hiện khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.