Ngân hàng "đánh úp" doanh nghiệp?

"Dỗ ngon dỗ ngọt" doanh nghiệp (DN) mang tiền đến trả nợ để tiếp tục đáo hạn nhưng tiền vừa vào nhà băng, "cách cửa" ngân hàng (NH) đã "đóng sập" khiến cho không ít DN lâm vào cảnh đứng trên bờ vực phá sản vì khoản nợ vay "nóng" bên ngoài nộp vào NH....

"Dỗ ngon dỗ ngọt" doanh nghiệp (DN) mang tiền đến trả nợ để tiếp tục đáo hạn nhưng tiền vừa vào nhà băng, "cách cửa" ngân hàng (NH) đã "đóng sập" khiến cho không ít DN lâm vào cảnh đứng trước bờ vực phá sản vì khoản nợ vay "nóng" bên ngoài nộp vào NH....

Nhiều DN điêu đứng vì trót  vay “nóng” để đáo hạn ngân hàng. Ảnh minh họa.
Nhiều DN điêu đứng vì trót vay “nóng” để đáo hạn ngân hàng. Ảnh minh họa.

Trong thư gửi đến báo Pháp luật Việt Nam, một DN Hải Phòng thống thiết kêu cứu: “Chúng tôi bị NH lừa! Tại sao làm kinh tế, một NH- một DN có tư cách pháp nhân lại lừa dối nhau?”

Trao đổi với Pháp luật Việt Nam, Giám đốc DN này cho biết, DN ông thuộc loại DN nhỏ và vừa, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và vận tải thủy bộ, DN đã hoạt động được 4 năm. 

Các lần vay trước,  thời hạn vay 1 năm, lần này đáo hạn NH chỉ cho vay 6 tháng nhưng không nói cho DN biết. Làm xong hồ sơ,  cán bộ tín dụng mang hợp  đồng vay vốn đến cho DN, DN hỏi cán bộ tín dụng là đến hạn vẫn đáo được chứ, anh cán bộ tín dụng này trả lời: “Vẫn đáo bình thường và không phải làm hồ sơ nữa!”.

Trao đổi với Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch kiêm giám đốc Cty TNHH Thương mại Hùng Cường (Hà Giang) cho biết trước đây DN cũng có vay cuả NH ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Giang  4 tỷ đồng nhưng trước Tết, trong bối cảnh DN rất cần vốn thì NH đột ngột thu hồi  khoản cho vay này và không cho DN tiếp tục đáo hạn như trước nữa khiến DN rất khó khăn.

Ông Hùng cho biết, DN chưa bao giờ được vay với lãi suất ưu đãi 14- 15%/năm. Hiện dư nợ của DN tại NH NN&PTNT chi nhánh Hà Giang khoảng 10 tỷ đồng với lãi suất 18%/năm. Với doanh số xuất khẩu mỗi năm khoảng 160 tỷ đồng, DN đang cần số vốn khoảng 50 tỷ đồng mà không biết trông chờ vào đâu. DN đã liên hệ với  NH NN&PTNT chi nhánh Hà Giang để vay nhưng NH từ chối với lý do không có nguồn (!?).

“Đối với DN, buôn tài không bằng dài vốn. DN chúng tôi đang rất khó khăn về nguồn vốn để trả tiền bán chè cho người dân. Vay đã khó, nói gì đến lãi suất ưu đãi?”- ông Hùng mệt mỏi.

Do đã vay nhiều lần lại không có thay đổi gì, kể cả số tiền vay (500 triệu đồng), nên DN chủ quan không để ý thời hạn trong hợp đồng.

Đến cận ngày, cán bộ tín dụng  nhắc DN trả nợ, lúc này DN mới tá hỏa xem lại hợp đồng  thì chỉ còn 5 ngày. DN hỏi cán bộ tín dụng về  việc xin tiếp tục đáo hạn và hồ sơ để đáo hạn, thì cán bộ này nói rất ngọt ngào: “Anh cứ chuyển tiền đến để làm đáo hạn”.

Vội vàng vay nóng bên ngoài với lãi suất cao để mang tiền đến NH làm thủ tục đáo hạn thì DN lại tá hỏa khi biết NH không cho đáo nữa.

Rất may là khi thấy cảnh nhiều DN kêu la, văng bậy khi bị NH lừa mang tiền đến thì DN này đã quyết định mang tiền về không trả NH nữa. “Chúng tôi chọn phương án chưa trả NH vì số tiền vay ngoài lãi suất lên tới  9%/ tháng”- vị chủ DN này giải thích.

Tuy nhiên cũng như rất nhiều DN khác, DN này cũng đang phải chạy đôn chạy đáo tìm nguồn trả nợ NH với hy vọng được vay tiếp duy trì hoạt động. Vị giám đốc DN này cho biết, số tiền vay NH hiện đang tồn đọng trong ô tô và khách hàng nợ chưa trả cho DN, nếu NH vẫn cho DN đáo hạn như mọi năm thì DN vẫn hoạt động bình thường để có tiền trả nợ NH...

Mấy ngày nay, DN đã mang hồ sơ tài sản đang thế chấp đến nhiều NH, kể cả chấp nhận lãi suất 19- 20%/năm  nhưng đều bị từ chối vì lý do: “Đất nhà anh xa quá”, mặc dù trước đây NH nào cũng đồng ý cho thế chấp tài sản này để vay. “DN thiếu vốn để hoạt động, lại bất ngờ tình thế, có khi phải đóng cửa mất. Giá như NH báo trước là sẽ không cho đáo hạn khi hết hạn thì chúng tôi sẽ lo liệu kịp. Đằng này đến cận ngày NH vẫn nói cho đáo hạn nhưng thực chất là không, chúng tôi không xoay sở kịp...", ông này chua xót nói.

Đây không phải là trường hợp cá biệt và hầu như không DN nào dám cung cấp cụ thể tên NH đang có quan hệ. “Sẽ rất khó để DN cung cấp cho nhà báo thông tin thực tế vì nhiều lý do. Ngân hàng nhà nước có hạ lãi suất thế chứ hạ nữa thì DN vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn NH vì các NH sẽ có đủ lý do để DN không đủ điều kiện được vay mặc dù trước đây cũng với các tiêu chí đó, NH vẫn cho vay và còn giúp DN xây dựng thêm để thừa đủ điều kiện được vay. DN còn đang khó khăn, đang phải cầu cạnh người ta, nói xấu họ thì vay ở đâu?. Chỉ còn cách kêu to chung chung lên trên, mong trên sẽ có thay đổi chỉ đạo NH cứu giúp DN lúc này”, vị giám đốc này giãy bày.

Tại nhiều lần tiếp xúc báo chí, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đã đề nghị báo chí cung cấp cụ thể DN nào đủ điều kiện mà không được vay vốn NH. Thể theo đề nghị của DN, Báo Pháp luật Việt Nam chỉ cung cấp trường hợp của một DN (và cũng là vướng chung của DN hiện nay) mà không nêu tên DN song cũng rất muốn những ý kiến của DN đến được với Ngân hàng Nhà nước để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho DN.

Thư ngỏ gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

...“Hầu hết các DN dù to hay nhỏ, vốn của DN có hai loại cơ bản sau: vốn tự có chủ yếu nằm vào tài sản cố định như nhà, đất, phương  tiện, công cụ sản suất; vốn trong hoạt động SXKD chủ yếu là vốn vay hoặc vốn coi như của chủ sở hữu (nợ chưa trả,vốn chiếm dụng của khách hàng).

Tất cả vốn này đều là vốn vay, hoặc chủ DN vay, hoặc khách hàng vay. Để duy trì vốn cho hoạt động SXKD,  khi hết hạn thì DN tiếp tục đáo hạn. Kỳ lạ là từ cuối năm 2011 các NH siết tín dụng không cho DN đáo hạn nhưng không báo trước, thậm chí lại bí mật như một hình thức lừa DN, để có tiền nộp vào NH, DN phải tạm thời huy động các nguồn. Không đáo được lấy đâu trả lại nguồn huy động tạm kia, mà nguồn huy động tạm thì rất nguy hiểm vì thời hạn rất ngắn, lãi suất rất cao...

Tại sao không báo trước 6 tháng 1 năm để các DN chủ động, DN nào yếu thì dừng cuộc chơi lại và sẽ không có DN chết mà chỉ có DN dừng hoạt động. Xã hội sẽ không xả ra muôn vàn tình trạng phức tạp thế này. Sẽ không có nợ xấu ở NH, nợ xấu lẫn nhau, nợ chồng nợ tại NH (nợ cũ không trả được thì bị lãi phạt, lãi mẹ đẻ lãi con).

DN nào nhanh họ sẽ tìm mọi mánh khóe để tồn tại dù điều đó là trái nhưng ai xử ai, ai bảo vệ ai?. Ví dụ: DN A vì hết tiền do bị NH khóa, họ nhanh chóng mua hàng của DN B bán đi lấy tiền nhưng không trả cho DN B, DN A có hai cái lợi: có tiền để tiếp tục hoạt động, không phải trả lãi suất. Lý do chưa trả nợ cho DNB lại là chưa vay được NH, tài chính khó khăn... Và không luật pháp nào xử cả!...

...Tình hình các DN hiện nay rất khó khăn chủ yếu về vốn. Trước khi siết tín dụng, không có DN nợ xấu, không có DN ngừng SXKD. Khi siết lại lập tức xảy ra tình trạng này. Vậy nguyên nhân từ đâu? Bình thường, NH và DN là bạn đồng hành. Nhưng khi các DN khó khăn vì NH siết tín dụng thì các DN cũng không còn đủ điều kiện để vay nữa khi tín dụng được khơi thông. Khi NH siết tín dụng DN chết, NH cũng chết, nhưng ở Việt Nam NH không chết (không như ở Mỹ, châu Âu, DN chết kéo theo NH chết), Nhà nước phải cứu NH rồi cứu DN...”.

(Trích thư DN gửi Pháp luật Việt Nam)

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.