Nga đưa các tên lửa siêu thanh 'bất khả xâm phạm' Avangard vào trực chiến

Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga.
Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đang tăng cường khả năng chiến đấu bằng cách trang bị các hệ thống tên lửa mới cho các đơn vị và đội hình của mình.

Theo hãng tin TASS, thông tin trên được Đại tướng Sergey Karakayev - Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga công bố.

Theo đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tại cuộc họp của Hội đồng Quân sự Lực lượng Tên lửa chiến lược mới đây, Chỉ huy lực lượng này đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng khả năng chiến đấu của Lực lượng thông qua việc đưa các hệ thống tên lửa mới vào cơ cấu chiến đấu.

Hiện tại, Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga đang thay thế các hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Topol-M bằng các bệ phóng ICBM Yars. Cả hai hệ thống này đều do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow phát triển.

Đồng thời, lực lượng này đưa các hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard vào làm nhiệm vụ chiến đấu trong đội hình tên lửa Yasny.

Ngoài ra, theo thông báo của giới chức Nga, việc tiếp tục thử nghiệm hệ thống ICBM Sarmat tiên tiến cũng đang được triển khai.

Theo dữ liệu từ các nguồn mở, hệ thống tên lửa Avangard bao gồm 2 thành phần chính là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) đặt trong hầm chứa, có nhiệm vụ tăng tốc và phóng đầu đạn lên quỹ đạo đã định và thành phần thứ hai là đầu đạn lướt siêu thanh.

Sau khi tăng tốc và phóng ra khỏi tên lửa, thiết bị lướt thực hiện chuyến bay tự động đến mục tiêu đã định và tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn tích hợp. Mỗi phương tiện phóng có thể mang tối đa 3 đầu đạn như vậy.

Theo các chuyên gia, phần chiến đấu của tổ hợp này là nguy hiểm nhất đối với đối phương. Lý do là vì, đến nay, đầu đạn của hầu hết các ICBM trên thế giới khi được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa mang đều bay tới mục tiêu, dù với tốc độ cực lớn nhưng vẫn tuân theo định luật đạn đạo. Nghĩa là, về mặt lý thuyết, đường bay của chúng có thể được tính toán và bị chặn lại.

Tuy nhiên, đặc điểm chính của hệ thống Avangard là đầu đạn lượn siêu thanh có khả năng bay trong các lớp khí quyển dày đặc ở độ cao vài chục km với tốc độ xấp xỉ mach 27-28 (32.200 - 33.410 km/h) trong một đám mây plasma giống như thiên thạch.

Khi di chuyển về phía mục tiêu, mỗi đơn vị chiến đấu của Avangard đều cơ động độc lập và di chuyển theo quỹ đạo phi đạn đạo và theo chiều dọc. Hệ thống điều khiển thậm chí còn có khả năng thay đổi chỉ định mục tiêu trong quá trình bay.

Tốc độ siêu thanh, quỹ đạo và mục tiêu tấn công không thể đoán trước khiến hệ thống Avangard trở nên gần như không thể bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa.

Theo các nguồn tin mở, đầu đạn hạt nhân của Avangard có công suất từ 800 kiloton đến 2 megaton.

Đọc thêm

Tạo đột phá trong các lĩnh vực hợp tác mới giữa Việt Nam và Singapore

Hình ảnh tại Tham khảo chính trị Việt Nam – Singapore lần thứ 16.
(PLVN) - Hai bên khẳng định sẽ phối hợp thúc đẩy triển khai quan hệ Đối tác Kinh tế số - Kinh tế xanh và Hiệp định Khung về Kết nối hai nền kinh tế nhằm tạo đột phá trong các lĩnh vực mới như kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, năng lượng xanh, phát triển bền vững...

Loạt quan chức cấp cao của Ukraine từ nhiệm

Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Oleksandr Kamyshin. Ảnh: REUTERS/Annegret Hilse.
(PLVN) - Trong bối cảnh có thông tin về việc cải tổ chính phủ Ukraine, nhiều lãnh đạo cấp cao nước này đã nộp đơn xin từ chức hôm 3/9, khiến hơn 1/3 "ghế" nội các Ukraine bị bỏ trống.

Quyết định mới của Ukraine với Nga

Tổng thống Ukraine Zelensky.
(PLVN) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký quyết định thực thi các lệnh trừng phạt với gần 150 cá nhân và pháp nhân có mối liên hệ với cơ sở hạ tầng hàng không Nga.

Lãnh đạo các nước chúc mừng Quốc khánh Việt Nam

Lãnh đạo các nước chúc mừng Quốc khánh Việt Nam
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), lãnh đạo các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Cuba, Liên bang Nga, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ đã có điện và thư mừng gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.