Nga chỉ trích "hỗ trợ kỹ thuật" của EU đối với Ukraine

Tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh: RIA Novosti
Tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh: RIA Novosti
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Liên minh châu Âu đã tham gia quân sự hóa Ukraine thông qua "hỗ trợ kỹ thuật" nhưng "không đóng góp vào hòa bình ở Donbass theo bất kỳ cách nào".

Bà Maria Zakharova cho biết Liên minh châu Âu đã tham gia quân sự hóa Ukraine khi "vào ngày 2/12, Hội đồng EU đã quyết định phân bổ 31 triệu euro hỗ trợ quân sự-kỹ thuật cho Không quân Ukraine". Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, "hỗ trợ kỹ thuật này không đóng góp vào hòa bình ở Donbass theo bất kỳ cách nào".

Bà Zakharova cũng lưu ý rằng các cuộc họp thường kỳ của nhóm liên lạc và các nhóm công tác diễn ra vào ngày 7 và 8/12 đã kết thúc không có kết quả gì.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.

"Thay vì thực hiện các nghĩa vụ theo gói biện pháp Minsk, Kiev chỉ đơn giản là bắt chước quy trình, tránh đối thoại trực tiếp với Donetsk và Lugansk, cũng như đang cố gắng chuyển trách nhiệm giải quyết vấm đề ở Ukraine cho Nga", bà Zakharova kết luận.

Trong khi đó, theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby, trong tuần này Kiev sẽ nhận được vũ khí và đạn dược cỡ nhỏ - lô hàng mới nhất từ ​​nguồn cung cấp trị giá 60 triệu USD đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden phê duyệt.

Như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã báo cáo, Washington đã phân bổ hơn 2,5 tỷ USD kể từ năm 2014 để hỗ trợ quân đội Ukraine. Dự thảo ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm 2022 vừa được thông qua bao gồm 300 triệu USD để hỗ trợ quân sự cho Kiev.

Reuters đưa tin, hôm thứ Tư, Tổng thống Biden nhấn mạnh, Hoa Kỳ có nghĩa vụ đạo đức và pháp lý để bảo vệ các đồng minh NATO nếu họ bị tấn công, nhưng nghĩa vụ đó không mở rộng đối với Ukraine. Vì vậy, trả lời hỏi liệu quân đội Mỹ có được sử dụng để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hay không, ông Biden cho biết, "Điều đó không được bàn đến".

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, dự kiến thứ Sáu ông sẽ thông báo về một cuộc họp với Nga và và ít nhất 4 đồng minh lớn của NATO để "thảo luận về tương lai mối quan tâm của Nga so với NATO" và liệu có thể giải quyết các biện pháp giải quyết hay không vì nó liên quan đến việc "hạ nhiệt độ dọc theo mặt trận phía đông" (liên quan đến việc Ukraine muốn gia nhập NATO).

Quân đội Ukraine sẽ được Mỹ hỗ trợ 60 triệu USD cho năm 2022. Ảnh: Reuters

Quân đội Ukraine sẽ được Mỹ hỗ trợ 60 triệu USD cho năm 2022. Ảnh: Reuters

Phát biểu với các phóng viên khi rời Nhà Trắng, ông Biden cho biết ông đã nói rõ với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp ảo kéo dài gần hai giờ vào thứ Ba rằng Hoa Kỳ cũng sẽ cung cấp khả năng phòng thủ cho Ukraine và sẽ có những hậu quả kinh tế chưa từng có nếu Nga xâm lược Ukraine. Ông nói rằng ông tin tưởng ông Putin đã nhận được thông điệp này.

Trong cuộc gặp trực tuyến với người đồng cấp Hoa Kỳ hôm thứ Ba, Tổng thống Nga Valdimir Putin đã yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông. Đồng thời, Điện Kremlin luôn phủ nhận việc có ý định tấn công Ukraine và nói rằng việc xây dựng quân đội của họ về bản chất là phòng thủ và là công việc nội bộ.

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Nga

Tuyên bố đáng chú ý của Nga
(PLVN) - Trong bối cảnh phương Tây thảo luận việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố: Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho "các quốc gia thù địch với Mỹ".

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.