Nét đẹp vợ lính nhà giàn

Nét đẹp vợ lính nhà giàn
(PLO) - Để chồng yên tâm canh giữ chủ quyền Tổ quốc tận ngàn khơi, những người vợ lính DK1 đã âm thầm, lặng lẽ nuôi con một mình. Nén nhớ thương, gác chuyện riêng tư để chồng yên tâm bám biển, đó là những nét đẹp của vợ lính nhà giàn…

Chúng tôi đến ấp Bến Đình, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) để trao quyết định “Tặng Nhà đồng đội” cho chị Nguyễn Thị Hồng - vợ của Trung úy chuyên nghiệp Trần Lê Phương, nhân viên cơ yếu hiện công tác tại nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Căn nhà thơm mùi vôi mới chừng 24 mét vuông hôm nay ấm áp hơn bởi sự có mặt của lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân và các chú bộ đội hải quân nhà giàn DK1. 

Ở hai đầu nỗi nhớ

Nhận quyết định “Tặng Nhà đồng đội” của Bộ Tư lệnh Vùng 2 trao tặng, chị Hồng mắt đỏ hoe, xúc động không nói nên lời. Chị Hồng kể, quê ở miền đất trung du nghèo tỉnh Hà Tĩnh, năm 2005 chị vào làm công nhân Khu công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai) rồi gặp anh trong một lần giao lưu kết nghĩa khi anh công tác ở đơn vị Căn cứ 696 Hải quân.

“Tất cả chị em vợ của cán bộ chiến sĩ DK1 dù đang sống ở gần đơn vị hay ở các tỉnh trên mọi miền Tổ quốc đều đảm đang, chung thủy. Đó là đức hi sinh thầm lặng, đẹp đẽ nhất. Khi các anh ở ngoài biển khơi, các chị đã thay chồng gánh vác gia đình, nuôi dạy con cái, hiếu thảo với hai bên nội, ngoại. Nhờ có đức tính ấy mà chúng tôi yên tâm bám biển, giữ vững chủ quyền biển của Tổ quốc” - Thượng tá Nguyễn Thế Dinh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 nói. 

Lương của 2 vợ chồng không đủ sinh hoạt hàng ngày, nhờ 2 bên nội, ngoại giúp đỡ ít nhiều, anh chị mua mảnh đất 80m2 sình lầy, cỏ hoang gần bãi rác ở ấp Bến Đình, dựng tạm chiếc chòi lá để có chỗ chui ra chui vào. Ngày anh đi nhà giàn DK1, chị Hồng động viên chồng: “Nhiệm vụ của Quân đội giao là quan trọng, anh cứ đi đi, mẹ con em ở nhà sẽ ổn. Bên cạnh mình còn có hàng xóm, bạn bè và đồng đội”. 

Chồng đi nhà giàn DK1, chị Hồng gửi con ở nhà trẻ và tất bật với cuộc sống. Nhớ lại những ngày gian khó, chị Hồng nghẹn ngào: “Thời gian anh ấy đi nhà giàn DK1, mẹ con em ở nhà khổ lắm. Nội, ngoại ở xa đều nghèo, lúc con ốm em chẳng biết kêu ai được. Nhiều đêm mưa tầm tã, mẹ con ôm nhau co ro. Những lúc như thế lại thấy thương anh ấy, vì ngoài biển giông bão bất thường. Em nghĩ ở đất liền khó khăn, thiếu thốn cũng chẳng thấm gì so với các anh ở nhà giàn, thế là vượt qua. Ở hai đầu nỗi nhớ, chúng em vẫn hiểu và nhớ về nhau”.

Chị Nguyễn Thị Hồng, vợ Trung úy Trần Lê Phương, xúc động trong ngôi nhà đồng đội.
Chị Nguyễn Thị Hồng, vợ Trung úy Trần Lê Phương, xúc động trong ngôi nhà đồng đội.

Bố đi xa, mẹ thay cha gánh vác…

Trong nhiều nữ quân nhân là vợ của các chiến sĩ nhà giàn DK1 đang làm nhiệm vụ ở Lữ đoàn 171, Hải đội 811, 812, Căn cứ 696, Thượng úy chuyên nghiệp Nguyễn Thị Minh hiện đang là Hội trưởng Hội Phụ nữ Lữ đoàn 171, vợ của Thiếu tá chuyên nghiệp Lê Hữu Toàn, cũng là một điển hình về người phụ nữ “bốn trong một”, vừa làm mẹ, làm cha, vừa làm chủ nhà, chủ hội.

16 năm làm bạn đời với nhau, chưa năm nào vợ chồng cùng nhau đón Tết ở đất liền. Tết vừa qua, anh Toàn trực ở nhà giàn, ba mẹ con chị Minh đón Tết thiếu anh. Chị Minh chia sẻ: “Cả hai vợ chồng là bộ đội, thời gian rất ngặt nghèo. Anh đi cả năm biền biệt, có khi về được 2 tuần lại thay ca. Việc cơ quan, việc nhà, việc hội luôn bận rộn…”.

5 năm trước, chị Minh nghẹn ngào rơi lệ khi kể chuyện “con không có bố” trong buổi giao lưu điển hình tiên tiến “Phụ nữ Hải quân khu vực phía Nam”. Con trai Lê Hồng Thuận đi chơi bên hàng xóm về hỏi “mẹ ơi, sao nhà mình không có bố?”, chị bảo: “Có chứ. Bố con đi xa, xa lắm. Sẽ về”. Chị lấy ảnh cưới của mình rồi chỉ “bố con đây này”, nhưng con trai cứ khóc nằng nặc giận mẹ: “Mấy đứa kia nó bảo con không có bố. Mẹ gạt con đúng không?”.

“Lúc đó, tôi chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc. Rất tủi thân. Nhất là ngày lễ, tết nhìn gia đình người ta có chồng chở đi thăm bạn bè, đồng đội, mình thì lủi thủi một mình. Nhưng là vợ lính thì chấp nhận hi sinh thôi” - chị Minh nói.

Những tấm gương như chị Hồng, chị Minh luôn là niềm tự hào và kiêu hãnh, là điểm tựa vững bền để những người lính yên tâm giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc…

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.