Nắng nóng có khả năng nhiều hơn, gay gắt hơn trong năm 2024

Hội Chữ thập đỏ Tiền Giang tặng nước cho bà con huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông. (Ảnh: PV)
Hội Chữ thập đỏ Tiền Giang tặng nước cho bà con huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo dự báo, nắng nóng duy trì khu vực phía Bắc đến tháng 7. Khu vực tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm tháng 6, 7. Các tỉnh từ TP Đà Nẵng đến tỉnh Khánh Hòa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8...

149 tỷ đồng ứng phó thiên tai năm 2023

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2024 nhằm đánh giá kết quả hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm họa của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2023, triển khai kế hoạch ứng phó thảm họa năm 2024.

TS. Nguyễn Hải Anh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chia sẻ, Tháng Nhân đạo năm 2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - vị Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - sau thành công của Lễ phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia năm 2024 tại thành phố Điện Biên Phủ anh hùng với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” vào ngày 22/4/2024, kỷ niệm 161 năm ra đời Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, chào mừng Tuần lễ Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, kỷ niệm Ngày Truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị phòng ngừa và ứng phó thảm họa năm 2024”. Trong những năm gần đây, thiên tai, thảm họa trên thế giới ngày càng khốc liệt, gây ra những tổn thất to lớn về kinh tế - xã hội, cướp đi nhiều sinh mạng, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân.

Hiện nay, cả nước có hơn 400.000 tình nguyện viên Chữ thập đỏ. Trong đó, mỗi tỉnh, thành đều có ít nhất 1 Đội tình nguyện viên về phòng ngừa và ứng phó thảm họa.

Theo đó, các địa phương như TP Đà Nẵng, TP HCM, Khánh Hòa,… tập trung đánh giá kết quả phòng ngừa, ứng phó thảm họa của Hội trong năm 2023, đồng thời thảo luận các giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó thảm họa năm 2024.

Năm 2023, Việt Nam xảy ra hơn 1.100 trận thiên tai với 21/22 loại hình thiên tai. Trong đó, một số đợt lớn, gây hậu quả nghiêm trọng như: sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng); mưa lớn gây lũ quét tại thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát (Lào Cai) khiến 9 người chết; 3 đợt mưa lớn tại miền Trung từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 làm 14 người chết, mất tích...

Tính từ tháng 1/2023 đến nay, thiên tai đã làm 166 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.236 tỷ đồng. Tổng giá trị hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng năm 2023 đạt trên 149 tỷ đồng, trợ giúp 394.505 lượt người bị ảnh hưởng.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai các hoạt động cứu trợ khẩn cấp các gia đình có người thương vong do thiên tai, thảm họa tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Hà Nội, Quảng Nam, Yên Bái, Thừa Thiên Huế với tổng trị giá 1,3 tỷ đồng; triển khai dự án Viện trợ quốc tế khẩn cấp để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau lũ quét năm 2023 của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế trên 9,4 tỷ đồng tại 4 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Đắk Nông, Triển khai Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” hỗ trợ 1.980 cờ Tổ quốc, 135 nhà An toàn phòng, chống thiên tai cho ngư dân với tổng giá trị 6 tỷ 750 triệu đồng, 500 áo phao cho ngư dân với tổng giá trị 750 triệu đồng.

TS. Nguyễn Hải Anh chia sẻ, năm 2023, thiên tai trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, tổng thiệt hại do thiên tai lên đến hàng tỷ đô la Mỹ, điển hình là hai trận động đất tháng 2/2023 liên tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria làm hơn 50 nghìn người thiệt mạng, hàng loạt các tòa nhà, công trình đã bị phá hủy. Tháng 5/2023 có hơn 250.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Somalia; cháy rừng tại Indonesia, Hy Lạp, Hawaii; ở Đông Bắc Libya phải di dời khỏi các khu vực bị lũ lụt đã làm hư hại khoảng 5.000 ngôi nhà, thiếu nước uống nghiêm trọng và có hơn hơn 11.000 người thiệt mạng và 10.000 người mất tích…

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát nhưng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn bùng phát do các biến thể mới. Đặc biệt giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch. Bên cạnh đó, thiên tai còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống, đình trệ sản xuất, giảm thu nhập của Nhân dân, cản trở giao thương, làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ thiết yếu tại nhiều khu vực, kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội.

Sẵn sàng ứng phó với thiên tai năm 2024

Ông Nguyễn Hải Anh nhấn mạnh, là thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xác định công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm chiến lược, là 1 trong 7 hoạt động trong Luật Hoạt động chữ thập đỏ. Trong nhiều năm qua, hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm họa của Hội đã chuyển mạnh sang hành động sớm trong phòng ngừa, ứng phó với thiên tai thảm họa bằng việc kiện toàn, thành lập và nâng cao năng lực các cấp đội ứng phó thiên tai, thảm họa. Đồng thời, hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn quy trình chuẩn trong ứng phó thảm họa; quy định hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Đơn cử, tiếp tục thí điểm cũng như sẵn sàng hành động sớm với nắng nóng, bão do gió và lũ lụt do bão. Đồng thời rà soát, kiểm đếm chất lượng số lượng các mặt hàng cứu trợ. Tổ chức thực hiện vận động trong và ngoài nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Hội đã đẩy mạnh hoàn thiện và chuyển giao các mô hình hiệu quả về cộng đồng an toàn trong phòng, chống thiên tai dựa vào cộng đồng; bước đầu thí điểm các giải pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào tự nhiên…

Riêng đối với hoạt động hỗ trợ thiên tai, thảm họa các nước Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã ban hành Lời kêu gọi trong nước để ủng hộ Nhân dân 2 nước gần 45 tỷ đồng để hỗ trợ người dân Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Syria khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống và sẻ chia tấm lòng, tình cảm của Nhân dân Việt Nam.

Đề cập về tình hình thời tiết năm 2024, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, nắng nóng vẫn diễn ra trên cả nước. Số đợt nắng nóng có khả năng nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm trước. Theo dự báo, nắng nóng duy trì khu vực phía Bắc đến tháng 7. Khu vực tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm tháng 6, 7. Các tỉnh từ TP Đà Nẵng đến tỉnh Khánh Hòa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8, cao điểm tháng 7. Riêng Nam Bộ và Tây Nguyên sắp kết thúc mùa nắng nóng nhưng lưu ý thời tiết nguy hiểm như dông lốc, sét, vòi rồng trên biển.

Bên cạnh đó, El Nino suy yếu dần từ nay đến khoảng tháng 6/2024, sau đó chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 80 - 85%. Từ khoảng tháng 7 đến 9/2024, La Nina sẽ bắt đầu với xác suất từ 60 - 70%, tức là mưa nhiều, bão nhiều, khả năng tập trung vào nửa cuối mùa bão. Ước lượng có 10 đến 11 cơn bão, trong đó 5 đến 6 cơn bão sẽ đổ bộ đất liền nước ta. Mưa lớn có khả năng xuất hiện nhiều trong các tháng cuối năm tại khu vực Trung Bộ trong các tháng chính của mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11/2024.

Trước dự báo thời tiết trên, ông Nguyễn Hải Anh cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động, kịp thời hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng mưa đá, dông lốc tại các tỉnh miền núi phía Bắc, hạn hán xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cháy và sự cố nghiêm trọng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh... trên cả nước. Để sẵn sàng phòng ngừa, ứng phó thiên tai năm 2024, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ thực hiện nhiều kế hoạch như: kiện toàn, nâng cao chất lượng lực lượng ứng phó các cấp; tập huấn, hướng dẫn, áp dụng quy trình chuẩn trong ứng phó thảm họa, trong các chương trình cứu trợ khẩn cấp; nâng cao hiệu quả công tác vận động nguồn lực cứu trợ; ứng phó và hỗ trợ phục hồi; rà soát bổ sung các mặt hàng cứu trợ tại 4 kho hàng dự trữ của Trung ương Hội…

“Là tổ chức xã hội nhân đạo duy nhất tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa có hệ thống 4 cấp, từ Trung ương đến cơ sở, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ ngày càng chuyên nghiệp, nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả, mang lại kết quả nhiều mặt cho người dân và cộng đồng. Bên cạnh những nỗ lực nội tại, chúng tôi kêu gọi sự chung tay, góp sức của các tổ chức, cá nhân, các đối tác trong và ngoài nước nhằm làm giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra. Đặc biệt tiếp tục đồng hành với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thí điểm các mô hình ứng phó thiên tai, thảm họa hiệu quả thông qua can thiệp hành động sớm, áp dụng các giải pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào tự nhiên”, ông Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bày tỏ…

Đọc thêm

Gian nan tái chế phế liệu nhựa

Tái chế nhựa mang đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
(PLVN) - Công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động trình độ thấp, không được quy hoạch và không có chính sách bảo vệ môi trường tốt,… là những lý do khiến làng nghề tái chế phế liệu nhựa gây ô nhiễm.

Hà Tĩnh: Tìm hướng xử lý trại lợn gây ô nhiễm

Hồ chứa chất thải bên trong trại lợn. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Ngày 28/6, lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và phòng chức năng cùng chính quyền xã Kỳ Tây đã có buổi đối thoại với người dân thôn Đông Xuân lắng nghe ý kiến, tìm hướng xử lý liên quan đến phản ánh trại lợn của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát gây ô nhiễm môi trường.

Thanh niên Lâm Đồng ra quân xây dựng đô thị Xanh- Sạch - Đẹp

Thanh niên Lâm Đồng ra quân Ngày cao điểm xây dựng đô thị Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn.
(PLVN) - Sáng 29/6, tại Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt, Tỉnh đoàn Lâm Đồng tổ chức Lễ ra quân Ngày cao điểm Chiến sỹ tình nguyện xây dựng đô thị Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn năm 2024 tại TP Đà Lạt. Sự kiện thu hút hơn 350 đoàn viên thanh niên tham gia.

'Đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững'

Phiên Toạ đàm: “Con đường đến đích xanh” có sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia, nhà báo, doanh nghiệp.

(PLVN) - Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành tại Diễn đàn “Nhà Quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VIII – 2024 với chủ đề “Kinh tế Xanh - Trách nhiệm của nhà sản xuất”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức, diễn ra sáng nay, 27/6, tại Hà Nội.

Nỗi lo sợ của người dân Bạc Liêu mùa mưa bão

Hiện trường sau vụ sạt lở vào nửa đêm 20/6 tại khu vực khóm 6, phường 5, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).
(PLVN) - Sạt lở ven sông lúc nửa đêm gây ảnh hưởng đời sống hàng chục hộ dân sống cạnh đường Lê Thị Hồng Gấm qua địa bàn khóm 6, phường 5, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu). Người dân thấp thỏm mong các cấp sớm có giải pháp để ổn định lâu dài cuộc sống...

Cháy lán tạm ở quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiện trường vụ cháy.
(PLVN) - Tối 26/6, khu nhà tạm quây tôn nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt. Cột khói đen bốc cao cả chục mét khiến nhiều người không khỏi hoảng sợ.

Quảng Nam vừa yêu cầu truy quét “vàng tặc”

Quảng Nam vừa yêu cầu truy quét “vàng tặc”
(PLVN) - Tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức truy quét “vàng tặc”, trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định để răn đe, giáo dục, có biện pháp quản lý, không để tái diễn tình trạng khai thác vàng trái phép.

Quảng Ngãi “hồi sinh” một số hồ điều hòa

Hồ điều hòa Nghĩa Chánh đang được nạo vét cải tạo. (Ảnh: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Hai hồ chứa lớn thuộc hạng mục của dự án cải thiện môi trường miền Trung - tiểu dự án Quảng Ngãi, được xây dựng hàng chục năm về trước có nhiệm vụ thoát nước mưa, điều hòa không khí cho TP Quảng Ngãi nhưng lại chưa phát huy hết tác dụng và làm ô nhiễm môi trường. Việc “hồi sinh” các hồ điều hòa để những “túi nước thải” này trở về đúng chức năng đang được khẩn trương thực hiện…

Ngày mai, Bắc Bộ vẫn có mưa to

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (26/6) ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to