Nâng cao ý thức tiết kiệm nước sạch

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Dân số Hà Nội đến hết năm 2022 là 8,4 triệu, trong đó đô thị hơn 4,1 triệu, nông thôn gần 4,3 triệu. Theo tính toán, nhu cầu dùng nước ở nội thành 100 - 150 lít/ngày/người, nông thôn 50 - 70 lít.

Thành phố đặt mục tiêu đến 2025, 100% người dân được sử dụng nước sạch. Trong đó, người dân đô thị được dùng 125 - 160 lít, dân cư đô thị vệ tinh 100 - 125 lít và dân cư nông thôn 105 - 110 lít/người/ngày.

Công suất theo thiết kế các nhà máy nước sạch tập trung của Hà Nội là 1,53 triệu m3, thực tế sản xuất năm 2023 gần 1,27 triệu m3, trong khi nhu cầu dao động 1,25 - 1,35 triệu m3/1 ngày đêm tùy thời điểm. Hơn nửa tháng qua, TP thiếu 10 ngàn - 20 ngàn m3 mỗi ngày đêm, gây mất nước cục bộ, ảnh hưởng đến 60 ngàn - 100 ngàn người dân ở một số khu vực ở quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và các huyện Thanh Oai, Hoài Đức...

Sở Xây dựng Hà Nội nhận định tình trạng khan hiếm nước sạch cục bộ ở nhiều khu vực còn tái diễn. Hè năm 2024, Hà Nội có nguy cơ thiếu hụt khoảng 50.000m3 nước mỗi ngày đêm, tập trung ở phía Tây và Tây Nam. Nguyên nhân chính là nhiều dự án chậm tiến độ, trong khi TP phải giảm khai thác nước ngầm.

Có thể chịu được mất điện trong một thời gian, có thể chưa kịp ăn cũng không sao, nhưng với đa số người, đặc biệt ở các đô thị như Hà Nội, nếu mất nước sạch thì cuộc sống hàng ngày sẽ đảo lộn, không thể tắm giặt, nấu nướng, sinh hoạt. Với các số liệu và nhận định như trên, tình hình quả là nguy cơ gay go.

Để ứng phó với tình trạng thiếu nước trong năm 2024, nhiều giải pháp đang được triển khai. TP yêu cầu Cty CP Nước mặt sông Đuống, Cty CP Đầu tư nước sạch sông Đà chuẩn bị vận hành công suất dự phòng tăng 20% so với hiện nay theo thời điểm và kỹ thuật cho phép.

Trong tổng công suất cấp nước của Hà Nội 1,53 triệu m3 mỗi ngày đêm thì nước ngầm là 0,77 triệu, nước mặt 0,75 triệu m3. Định hướng quy hoạch các nhà máy nước ngầm sẽ giảm dần công suất khi nhà máy nước mặt đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Các giếng ngầm không sử dụng sẽ đóng lại, làm nguồn dự phòng trong trường hợp khẩn cấp. Hiện nguồn nước ngầm do Cty Nước sạch Hà Nội quản lý đã giảm khai thác khoảng 200.000m3 mỗi ngày đêm. Nhưng để đáp ứng nhu cầu trước mắt khi giai đoạn hai của Nhà máy Nước mặt sông Đà chưa hoàn thành, cũng cần thiết sử dụng nguồn dự phòng để bù đắp phần thiếu hụt.

Để bảo đảm nguồn cung cho những năm tiếp theo, Sở Xây dựng cho biết sẽ đôn đốc các dự án cấp nước theo quy hoạch. Khi các dự án hoàn thành, tình trạng thiếu nước sạch trên toàn TP mới được khắc phục hoàn toàn. Nhưng từ nay tới lúc đó, không phải ngày một, ngày hai và tình trạng thiếu nước sạch hay đứt đoạn nước sạch có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Vì vậy, cơ quan chức năng cũng cần khuyến cáo, kêu gọi mỗi người dân nâng cao ý thức tiết kiệm nước sạch, tránh sử dụng lãng phí, tránh sử dụng vào những mục đích không cấp thiết… Có những lúc phải biết tiết kiệm, thậm chí “thắt lưng buộc bụng”, để những người khác không phải rơi vào cảnh khổ sở vì thiếu nước sạch.

Đọc thêm

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'
(PLVN) - Chiều nay, 12/12, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương và Ths. Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội toạ đàm về “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên” tại Báo Pháp luật Việt Nam.

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

Cần tiến tới việc luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hình thức sàng lọc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh: BV Phụ sản Hà Nội)
(PLVN) - “Khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp của Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024. Đây cũng là thông điệp phù hợp với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” của năm nay.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.