Người dân cần sử dụng nước một cách thông minh, tiết kiệm

Chủ tịch nước kêu gọi hành động vì Việt Nam xanh, hành tinh xanh.
Chủ tịch nước kêu gọi hành động vì Việt Nam xanh, hành tinh xanh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch nước kêu gọi mỗi người dân hãy hành động trách nhiệm hơn nữa trong sử dụng nguồn nước một cách thông minh, tiết kiệm, bảo đảm an ninh nước, sinh kế dựa vào nước và hăng hái tích cực tham gia bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Ngày 23/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3), Ngày Khí tượng thế giới (23/3), Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022. Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu ghi hình trước, nêu thông điệp, chỉ đạo quan trọng và mang tầm chiến lược đối với công tác khí tượng thủy văn, quản lý, sử dụng tài nguyên nước, biến đổi khí hậu của nước ta. Nêu lên thông điệp nhân các sự kiện này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt và khan hiếm nguồn nước đã và đang hiện hữu ở khắp các quốc gia, các châu lục, trở thành thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại.

Trong 50 năm qua, số lượng các hiểm họa về thời tiết, khí hậu và nước đã tăng 5 lần, gây thiệt hại vô cùng to lớn. Biến đổi khí hậu trên toàn cầu đã chuyển sang một giai đoạn mới với những tác động ngày càng khắc nghiệt. Các bản tin dự báo không còn dừng lại ở thông tin ngày mai thời tiết thế nào mà dần dịch chuyển sang dự báo tác động, thông báo cho công chúng về những gì thời tiết sẽ gây ra.

Tuy nhiên, một phần ba dân số thế giới vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin dự báo này. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Người dân thường xuyên phải gồng mình chống chịu nhiều loại thiên tai với “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”.

Chủ tịch nước đánh giá, thời gian qua, công tác khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, ứng phó biến đổi khí hậu luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn Việt Nam dần tiệm cận trình độ quốc tế tiên tiến.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đã đến lúc chúng ta không chỉ đòi hỏi đổi mới căn bản về nhận thức, tư duy mà còn cần kịp thời chuyển biến thành hành động để chung tay bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và nhân loại; đảm bảo mục tiêu đề ra trong chương trình nghị sự của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững đến năm 2030, Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu phát triển ít phát thải, hướng tới phát thải dòng bằng 0 như mục tiêu của Hội nghị COP26.

“Tôi kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện các nghị quyết của Đảng về chuyển đổi nền kinh tế đang dựa vào nhiên liệu hóa thạch, lãng phí tài nguyên hiện nay sang nền kinh tế số, phát triển xanh với phát thải thấp, có sức chống chịu cao”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước cũng kêu gọi mọi người dân, các tổ chức xã hội, hãy là chủ thể quan trọng nhất bảo đảm cho thành công của tiến trình ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Mỗi người dân hãy hành động trách nhiệm hơn nữa trong sử dụng nguồn nước một cách thông minh, tiết kiệm, bảo đảm an ninh nước, sinh kế dựa vào nước và hăng hái tích cực tham gia bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp; thực hiện thành công chương trình trồng 1 tỷ cây xanh đến năm 2025.

Đây là thời khắc phải hành động xây dựng Việt Nam xanh, hành tinh xanh; hãy đoàn kết, chung sức, đồng lòng, thống nhất hành động mạnh mẽ, bảo vệ sinh kế cho cộng đồng, đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia hiện tại và tương lai, không để ai bị bỏ lại phía sau. Với sự hưởng ứng của toàn dân và xã hội nhất định chúng ta sẽ thành công.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan quản lý Nhà nước, bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và các điều ước quốc tế để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng chính sách cụ thể, thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia, bao gồm cả đầu tư hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia, cơ sở hạ tầng, nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Đây là việc làm rất cần thiết trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm suy yếu các cơ chế, giảm nguồn lực ứng phó với thiên tai.

Đọc thêm

Khuyến cáo việc người dân cần làm để tránh siêu bão Yagi

Bão số 3 cách Quảng Ninh khoảng 420 km.
(PLVN) - Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT, khi bão chưa vào đất liền, mọi người cần thực hiện nghiêm hướng dẫn của chính quyền địa phương, chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, thiết bị, cây xanh, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn; sơ tán người dân khỏi các nhà canh, nuôi trồng thủy hải sản...

Siêu bão cách Quảng Ninh 570km, các tỉnh gấp rút ứng phó

Bão số 3 cách Quảng Ninh 570km. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 10h hôm nay, bão số 3 chỉ cách Quảng Ninh 570km, với sức gió mạnh cấp 16 giật cấp 17. Các địa phương đã lên kế hoạch, tạm hoãn các cuộc họp chưa cấp bách để tập trung ứng phó với cơn bão số 3 ở mức cao nhất.

Không chủ quan trước thiên tai

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo dự báo hôm qua, bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp.

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông trước khi bão số 3 đổ bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hiện tại cơn bão số 3 đang cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 400km, với tốc độ di chuyển 12km/h. Dự kiến, khoảng đêm 6/9 bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ. Trước khi bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn có mưa dông

Cập nhật tin cơn bão số 3, người dân cần chủ động ứng phó dông lốc và mưa lớn

Người dân cần hết sức lưu ý, khi xảy ra mưa dông, nên hạn chế tham gia giao thông để đề phòng cây xanh gãy đổ, biển quảng cáo rơi gây tai nạn.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 13h ngày 5/9, vị trí tâm siêu bão ở trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 460km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.

Bão số 3 giật trên cấp 17, hiện cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550km

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 3. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183 km/giờ), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/giờ.

Tháng 9 này có nhiều ngày mưa

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, tháng 9 này cả nước sẽ có nhiều ngày mưa, trong đó khả năng xuất hiện một số đợt mưa vừa, mưa to diện rộng.

Bão số 3 tăng cấp, tâm đang hướng thẳng vào các tỉnh miền Bắc

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 3 sáng nay, 4/9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Vị trí tâm bão sáng nay, 4/9, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Bão đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/h, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13. Sáng sớm 7/6, khả năng bão đổ bộ khu vực vịnh Bắc Bộ...