Nâng cao năng lực cán bộ thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLO) - Thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và dự án, dự thảo VBQPPL là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp, luôn được Bộ quan tâm để thực hiện một cách kịp thời, chất lượng. Sau hơn 1,5 năm triển khai thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, công tác này ngày càng đi vào nền nếp, đảm bảo tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục và các yêu cầu mới của Luật này.

Ngay sau khi Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 có hiệu lực, nhằm triển khai, thực hiện hiệu quả hoạt động thẩm định, Bộ Tư pháp đã phổ biến, tập huấn chuyên sâu các quy định về thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL và dự án, dự thảo VBQPPL cho cán bộ, công chức là đối tượng trực tiếp tiến hành thẩm định và tham gia thẩm định của các đơn vị thuộc Bộ, đặc biệt là các đơn vị xây dựng pháp luật. Các đơn vị đã tuân thủ và thực hiện tương đối nghiêm túc các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định. Các công chức tham gia thẩm định đã bám sát các nội dung cần thẩm định và có nhiều ý kiến thẩm định xác đáng, các báo cáo thẩm định đã khẳng định rõ giá trị pháp lý của ý kiến thẩm định.

Cùng với đó, sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ trong công tác thẩm định cũng được thể hiện rõ nét ngay từ giai đoạn tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; phối hợp xây dựng báo cáo thẩm định hay trong việc tổ chức thẩm định. Theo đó, Bộ Tư pháp đã biên soạn Sổ tay soạn thảo VBQPPL, Sổ tay xây dựng chính sách trong đề nghị xây dựng pháp luật, Sổ tay đánh giá tác động của chính sách, Sách hỏi đáp Luật Ban hành VBQPPL năm 2015. Đồng thời xây dựng Trang thông tin điện tử về xây dựng pháp luật nhằm đăng tải các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác lập đề nghị xây dựng VBQPPL; lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; soạn thảo VBQPPL và tình hình công tác xây dựng pháp luật của địa phương. Ngoài ra, cơ chế phối hợp trong việc huy động chuyên gia cũng được thể hiện bài bản hơn. 

Tuy nhiên, công tác thẩm định đề nghị, dự án, dự thảo VBQPPL vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Năng lực cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật nói chung và cán bộ làm công tác thẩm định nói riêng còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ tham gia thẩm định còn thiếu, một số trường hợp cử cán bộ tham gia thẩm định không đúng thành phần, chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, thiếu kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác cũng như kinh nghiệm xây dựng VBQPPL nên chất lượng ý kiến đóng góp không cao. Đối với những dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, các chính sách pháp luật mới, đôi khi cán bộ còn lúng túng, khó khăn, làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Quá trình triển khai lấy ý kiến, thực hiện thủ tục thẩm định phải qua nhiều khâu; quy trình xin ý kiến lãnh đạo Bộ về những chủ trương lớn  trước khi thẩm định chưa được thực hiện một cách thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả.

Vì vậy, để không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, dự thảo VBQPPL của Bộ, cần tăng cường hơn nữa sự tham gia của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật ngay từ đầu trong quá trình nghiên cứu, lập đề nghị, soạn thảo văn bản. Bộ cần tiếp tục chú trọng tới công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng thẩm định cho các công chức làm công tác thẩm định, đặc biệt là công chức trẻ. Ngoài những kiến thức chung về quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực thì cần bổ sung, cập nhật vào chương trình bồi dưỡng các kiến thức về kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế để nâng cao chất lượng thẩm định. Có như vậy, báo cáo thẩm định mới không dừng lại ở khía cạnh pháp lý thuần túy mà còn nhận định sâu sắc, thuyết phục về tính hợp lý, tính khả thi của các chính sách, quy định của dự án, dự thảo VBQPPL được thẩm định.

Song song với đó, cần tổ chức quán triệt nghiêm túc đến cán bộ, công  chức về tinh thần và nội dung của Quyết định số 2410/QĐ-BTP về thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL và dự án, dự thảo VBQPPL. Đồng thời thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê quy định tại Quyết định này cũng như quy định về đăng tải Báo cáo thẩm định và ý kiến giải trình, tiếp thu lên Trang xây dựng pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để đảm bảo tính khách quan, toàn diện.

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Xây dựng khung tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL bám sát thực tiễn

(PLVN) - Sáng 2/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)” với sự chủ trì của TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL và ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL.

Đọc thêm

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp
(PLVN) - Theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, kể từ ngày 1/6/2023, bà Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp sẽ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa trong thời hạn 5 năm.

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Quảng Ngãi

Lãnh đạo Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp trình bày tại hội
(PLVN) - Mới đây, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp cùng Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cho hơn 200 cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp địa phương.

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng quà tại Thanh Hóa

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6
(PLVN) - Nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, ngày 27.5 , đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp đã thăm và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại khu phố Sơn Để, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Cùng đi có lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam, đại diện các đoàn thể, cá nhân.

Tích cực huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông chính sách

TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 31/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”. TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp
(PLVN) -Vừa qua, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo trọng điểm: “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do PGS.TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Nhà trường và PGS.TS. Cao Thị Oanh – Trưởng Khoa Pháp luật hình sự chủ trì. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2023.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật triển khai Đề án 06

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 29/5, Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp thảo luận, lấy ý kiến dự thảo tài liệu hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) triển khai Đề án 06 do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Tổ phó thường trực Tổ công tác chủ trì.

Bổ sung quy định ngăn chặn lợi dụng giao dịch điện tử để vi phạm pháp luật

Đại biểu Trần Thị Thu Phước phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Thời gian qua, các hình thức tội phạm lợi dụng giao dịch điện tử ngày càng đa dạng và tinh vi. Vì vậy, thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tại hội trường Quốc hội ngày 30/5, đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp, các nền tảng trung gian trong việc kiểm soát và loại bỏ các nội dung vi phạm pháp luật trên nền tảng số, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc giám sát, xử lý các hành vi vi phạm để đảm bảo giao dịch trên môi trường số an toàn, lành mạnh.

Nữ Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng tận tuỵ, hết mình vì người dân

Chị Bùi Thị Bích Phượng, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng

(PLVN) - Với sáng kiến kết hợp 2 trong 1, vừa cải chính hộ tịch trong Giấy khai sinh, Giấy Chứng nhận kết hôn - Cấp trích lục kết hôn (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện của Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng, Hà Nội, công dân chỉ mất 3 ngày để chờ đợi thủ tục hoàn tất và nhiều nhất là 2 lần đi lại để nộp hồ sơ, nhận kết quả. Và khi nhận kết quả, công dân sẽ nhận đồng thời 2 loại giấy tờ, đó là: Trích lục cải chính, thay đổi hộ tịch và Giấy khai sinh (bản sao) hoặc Trích lục Kết hôn (bản sao).