Bộ trưởng Lê Thành Long: Kinh tế muốn phát triển phải có nền tảng pháp lý vững chắc

Bộ trưởng Lê Thành Long báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương
Bộ trưởng Lê Thành Long báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương
(PLO) - Khi không khí tết đã ngập tràn trên từng con phố thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vẫn miệt mài với những chuyến đi công tác cơ sở, những cuộc họp với các Bộ, ngành... Với ông, dường như thời gian của một ngày chưa bao giờ là đủ để thực hiện những dự định, đưa ngành Tư pháp mạnh lên. PLVN có cuộc gặp với ông trong những ngày cuối năm bận rộn… 

Chủ động trong phản ứng chính sách

Vẹn nguyên cảm giác xúc động, xen lẫn lo lắng khi nói về những ngày đầu trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp, nhận “đặt hàng” từ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị triển khai công tác Tư pháp năm 2017 với câu hỏi lớn “làm thế nào đưa ngành Tư pháp mạnh lên”; đến hôm nay sau một năm công tác và chưa đầy hai năm trên cương vị Bộ trưởng, người đứng đầu ngành Tư pháp có thể tự hào để nói rằng, những kỳ vọng, trọng trách mà Thủ tướng đưa ngành Tư pháp mạnh lên đang dần được hiện thực hóa. Bằng hàng loạt các giải pháp đổi mới, quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo điều hành nhiều lĩnh vực công tác của ngành đã có chuyển biến rõ nét. 

Có lẽ nhiều người, trong đó có cả báo giới rất ấn tượng về phát biểu thẳng thắn của Bộ trưởng Lê Thành Long tại Hội nghị Chính phủ với địa phương hồi cuối năm 2017 vừa qua. Nói về vai trò của thể chế trong tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, Bộ trưởng cho rằng, chỉ cần một số điều kiện đầu tư kinh doanh chưa hợp lý sẽ làm hạn chế cơ hội gia nhập thị trường, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, năng suất lao động của doanh nghiệp, tạo kẽ hở cho các hành vi nhũng nhiễu và “thủ tục hành chính hiện đang là rào cản lớn cho sự phát triển”. 

Với quan điểm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, năm 2017, Bộ Tư pháp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của các quy định hiện hành về môi trường đầu tư, kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội của các bộ, cơ quan, địa phương. Từ đó đề xuất nhiều giải pháp về xây dựng và hoàn thiện pháp luật. 

Cũng từ những bất cập này, nhiều bộ, ngành đã chủ động rà soát, cắt bỏ thủ tục hành chính, lên kế hoạch cải cách điều kiện đầu tư, kinh doanh, theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, điều này đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận.

Năm 2017 cũng là năm tạo nhiều dấu ấn mạnh mẽ khi tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây, đặc biệt, không còn văn bản nợ đọng thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. “Đó là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành”, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định. 

Cũng trong năm, một điểm mới đáng chú ý không thể không nhắc đến đó là việc Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong bốn vụ tranh chấp nhà đầu tư nước ngoài tại Hội đồng trọng tài quốc tế, trong đó hai vụ kiện phía Việt Nam đã giành thắng lợi, được Hội đồng trọng tài tuyên bố chấm dứt vụ kiện, và hai vụ đang trong quá trình tố tụng. 

Qua xử lý các vụ việc này truyền đi thông điệp của Việt Nam, luôn chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư, kinh doanh một cách hợp pháp tại Việt Nam theo pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhưng Việt Nam cũng không chấp nhận các đòi hỏi, yêu cầu hay khiếu kiện vô căn cứ của nhà đầu tư; và sẵn sàng tham gia xử lý những vấn đề pháp lý, tranh tụng quốc tế để bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của quốc gia.

Một điều dễ nhận thấy là nếu như nhiều năm trước đây, dư luận, người dân nhiều lần bức xúc về những quy định “trên trời”, thiếu tính khả thi, xa rời thực tế cuộc sống thì càng ngày những quy định đó chỉ còn hy hữu vì chất lượng thẩm định văn bản được nâng cao, ngành Tư pháp ngày càng khẳng định vị thế trong đời sống xã hội, trở thành người gác cửa tin cậy cho Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương. 

Trong năm, Bộ Tư pháp đã thẩm định 240 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đã bảo đảm chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thẩm định chùm nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Bộ, ngành. Việc xử lý các văn bản trái pháp luật được đôn đốc, thực hiện quyết liệt, kịp thời hơn, nhất là những văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Lê Thành Long cũng nhiều lần yêu cầu cán bộ trong ngành Tư pháp “chủ động hơn trong phản ứng chính sách”. Bởi ngành Tư pháp có công cụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật, giúp thực hiện kịp thời, nhạy bén và phản ứng sát sao với thực tiễn. Đối với Tư pháp địa phương, Bộ trưởng cũng nhiều lần thiết tha với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền “tạo điều kiện cho Tư pháp tham gia sâu hơn vào các vấn đề pháp lý của địa phương”. 

Mong muốn đó của Bộ trưởng cũng là xuất phát từ lý do, kinh tế muốn phát triển phải có nền tảng pháp lý vững chắc, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tránh những khiếu kiện dễ trở thành “điểm nóng”. Điều đó cũng là cơ hội để “thử sức” và khẳng định vị thế của ngành Tư pháp trong phát triển kinh tế xã hội.

Bộ trưởng và đoàn công tác của Bộ Tư pháp thăm di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh
Bộ trưởng và đoàn công tác của Bộ Tư pháp thăm di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Cán bộ Tư pháp phải ý thức trách nhiệm nhiều hơn  

Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định, ngành Tư pháp muốn mạnh lên phải xuất phát từ yếu tố con người. Đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp có lợi thế được đào tạo bài bản, nhiệt huyết và luôn nỗ lực hết mình vì công việc. Những lợi thế đó tạo nền tảng cho Bộ, ngành Tư pháp vượt qua mọi khó khăn, trong điều kiện biên chế ngày càng bị cắt giảm, các công việc phát sinh, tính chất phức tạp ngày càng nhiều.

Không chỉ anh em trong ngành Tư pháp, nhiều người biết đến Bộ trưởng Lê Thành Long đều có chung nhận xét Bộ trưởng là “Tư lệnh hành động”. Đổi mới trong tư duy, mạnh mẽ, quyết liệt trong hành động, cùng với  tinh thần gắn bó với ngành, Bộ trưởng Lê Thành Long đang nỗ lực làm thay đổi diện mạo công tác tư pháp, tạo ra những chuyển biến cơ bản trên mọi lĩnh vực quản lý của ngành. 

Ban đầu, nhiều người còn nghi ngại khi Bộ trưởng mạnh tay cắt giảm đến 25% hội nghị, hội thảo và kết hợp nhiều nội dung thuộc nhiệm vụ của các đơn vị khác nhau trong một chuyến công tác địa phương; nhưng sau một năm thực hiện mới thấy đó là hướng đi hoàn toàn đúng, tiết kiệm thời gian, nhân lực vật lực cho ngành mà vẫn bảo đảm yêu cầu công việc. 

Những việc làm của người đứng đầu ngành Tư pháp là minh chứng rõ nét nhất của phương châm hành động, có sức lan tỏa lớn. Giản dị, gần gũi mà sâu sắc, Bộ trưởng cũng là người luôn biết cách khơi gợi niềm đam mê nghề nghiệp trong anh em, động viên khích lệ những lúc họ khó khăn trong cuộc sống. 

Trong các chuyến đi cơ sở, Bộ trưởng luôn dành thời gian lắng nghe để rồi khi rời địa phương ông trăn trở tìm cách gỡ vướng. Ông cho biết điều làm mình suy nghĩ nhiều nhất có lẽ vẫn là chính sách, chế độ đãi ngộ cho cán bộ trong ngành vẫn còn hạn chế dù thời gian qua cũng đã được cải thiện một phần. Bộ trưởng Lê Thành Long nói: “Ngành Tư pháp còn nhiều khó khăn, anh em cơ sở dù yêu ngành yêu nghề nhưng vẫn còn lo toan nhiều về đời sống. Vì thế, phải làm sao động viên anh em kịp thời, trong thẩm quyền mình có thể cần tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ trong ngành cống hiến”. Nhìn nhận, đánh giá con người một cách sâu sắc và tình cảm, Bộ trưởng cũng luôn chỉ đạo các đơn vị có cơ chế tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ trong đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm…coi đây là nguồn lực, sức mạnh quan trọng “đưa ngành Tư pháp mạnh lên”.

Bên cạnh công tác cán bộ, còn nhiều vấn đề của ngành làm Bộ trưởng Lê Thành Long trăn trở. Đó chất lượng một số văn bản luật còn thấp, còn tình trạng nợ đọng thông tư của các Bộ, tình trạng nhiều bản án dân sự, hành chính chưa thi hành nghiêm… Đặc biệt liên quan đến đời sống người dân, còn tình trạng lạm dụng bản sao chứng thực, lạm dụng yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp số 2; việc giải quyết thủ tục hành chính trong công tác hộ tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp còn có sai sót, bị dư luận lên tiếng... Nhìn thẳng vào những tồn tại đó, Bộ trưởng cho rằng tìm cách tháo gỡ không chỉ từ một cá nhân, một ngành mà phải có sự đồng hành của các cơ quan trong hệ thống chính trị. 

Năm 2017 là một năm để lại nhiều dấu ấn với ngành Tư pháp trên tất cả các lĩnh vực: Chỉ đạo điều hành; xây dựng, hoàn thiện thể chế; kiện toàn bộ máy; phổ biến giáo dục pháp luật; hành chính tư pháp; thi hành án dân sự; đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các vụ tranh chấp quốc tế… Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2018, những thành quả của Bộ, ngành Tư pháp đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương ghi nhận, đánh giá cao.

Nói về những kết quả trong công tác tư pháp 2017, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng đó là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và cấp uỷ, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, người lao động trong toàn ngành. “Mỗi cán bộ trong ngành Tư pháp phải ý thức rất rõ về những thành quả đạt được cũng như trách nhiệm của mình trong sự phát triển đi lên của Bộ, ngành Tư pháp để tự đặt ra phương châm hành động và chuẩn bị tâm thế trước những cơ hội, thử thách mới”, Bộ trưởng nói. 

Nhận định, năm 2018, Bộ, ngành Tư pháp, có nhiều cơ hội và cả những khó khăn, thách thức, Bộ trưởng cho rằng, bên cạnh những ưu tiên cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì việc đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua cũng được Bộ Tư pháp chú trọng. 

Bên cạnh đó, ưu tiên tạo cơ chế thuận lợi trong giải quyết những việc liên quan đến đời sống người dân. Trong đó, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, thực hiện chuẩn hóa quy trình tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch, giải quyết tốt các vấn đề về hộ tịch, quốc tịch liên quan đến người di cư tự do từ các nước có chung đường biên giới về nước.

Với những nhiệm vụ cụ thể được giao cho ngành Tư pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và tám nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Ngành cùng với các giải pháp thực hiện được xác định rõ ràng, Bộ, ngành Tư pháp đã và đang nỗ lực hàng ngày hàng giờ xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trong không khí rộn ràng của một năm mới cận kề, Bộ trưởng Lê Thành Long không quên gửi lời cảm ơn về những nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ, của các thế hệ cán bộ Tư pháp trong suốt thời gian qua. Mùa xuân cũng là mùa của hy vọng, của khởi nguồn những dự định mới. Thấu hiểu, chia sẻ để cùng sát cánh với người “thuyền trưởng” vượt qua những khó khăn, thử thách, mang lại diện mạo mới cho ngành Tư pháp là những điều được đón đợi ở phía trước.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...