Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) -Chiều 5/8, Bộ Tư pháp tổ chức Họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.

Trình bày tại buổi thẩm định, ông Hoàng Anh Công, Phó Trưởng ban Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 525 về việc tiếp xúc cử tri của ĐBQH cho thấy, về mặt nhận thức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành Nghị quyết đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều ĐBQH đã chủ động, tích cực thực hiện việc tiếp xúc cử tri với nhiều hình thức khác nhau; thu thập, nghiên cứu và chuyển nhiều kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Cử tri ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền và trách nhiệm tham dự các cuộc tiếp xúc, kiến nghị, phản ánh với ĐBQH, ngày càng quan tâm đến hoạt động của Quốc hội, ĐBQH nói chung, hoạt động tiếp xúc cử tri nói riêng...

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH có những khó khăn, hạn chế như việc triển khai hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH, Đoàn ĐBQH mới chủ yếu tập trung dưới hình thức tiếp xúc cử tri định kỳ, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, chưa thực hiện nhiều các hoạt động tiếp xúc chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng; việc tổ chức tiếp xúc cử tri có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, đơn điệu, chủ yếu theo chế độ hội nghị; nội dung tiếp xúc cử tri chủ yếu chỉ là thông tin đến cử tri về nội dung, chương trình kỳ họp, có Đoàn ĐBQH chỉ báo cáo cử tri danh mục tài liệu, các nội dung sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp, cử tri chưa có điều kiện nghiên cứu, góp ý kiến về các nội dung này (trong đó có rất nhiều dự án luật, dự thảo nghị quyết…

Ông Hoàng Anh Công, Phó Trưởng ban Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tại buổi thẩm định.

Ông Hoàng Anh Công, Phó Trưởng ban Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tại buổi thẩm định.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri, Ban Soạn thảo đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 525 nhằm quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri; hướng dẫn chi tiết Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan trong: công tác tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; tổng hợp, chuyển, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp xúc cử tri thời gian qua…

Tại buổi thẩm định, bà Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, thực tế, trong quá trình tổ chức để HĐND tiếp xúc cử tri đã bộc lộ những khó khăn, bất cập, như hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND chủ yếu tập trung vào trước các kỳ họp; nhiều cuộc tiếp xúc cử tri vẫn chưa thực sự sâu, rộng; số lượng các cuộc tiếp xúc cử tri còn ít; hình thức tiếp xúc cử tri chủ yếu là tiếp xúc chung theo Tổ đại biểu, do chưa có quy định cụ thể nên mỗi nơi cách thức tiến hành khác nhau, không thống nhất, chưa mở rộng nhiều hoạt động tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc hoặc theo chuyên đề, theo nhóm đối tượng. Trong khi đó, do yêu cầu của thời kỳ mới, cử tri ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền và trách nhiệm của mình và ngày càng quan tâm đến hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND nói chung, hoạt động tiếp xúc cử tri nói riêng.

Bà Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày dự thảo.

Bà Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày dự thảo.

Do đó, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp là thực sự cần thiết nhằm mục đích thể chế hóa, bám sát yêu cầu thực tiễn và nhằm phát huy dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và để đại biểu HĐND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được cử tri giao cho mình; là cơ sở pháp lý để Thường trực HĐND, đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan tổ chức thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu thuận lợi, hiệu quả, thống nhất trong phạm vi cả nước.

Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã được tiếp thu và chỉnh sửa gồm 6 chương, 44 điều, trong đó quy định nguyên tắc hoạt động tiếp xúc cử tri; các hành vi bị cấm trong hoạt động tiếp xúc cử tri; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc tiếp xúc cử tri; nội dung, hình thức hoạt động tiếp xúc cử tri…

Cho ý kiến về Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc của tri của ĐBQH, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết Nghị quyết không chỉ quy định việc tổ chức tiếp xúc cử tri mà còn nhiều nội dung khác như việc tập hợp, tổng hợp kiến nghị của cử tri; trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri; giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri… Ngoài ra, nhiệm vụ lập pháp được nêu tại Khoản 3 Điều 16 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ là nội dung công việc “quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội” mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải phối hợp ban hành, chứ không phải ấn định tên gọi cho Nghị quyết liên tịch. Vì vậy, để thống nhất giữa tên gọi và phạm vi điều chỉnh, bà Nguyễn Quỳnh Liên nhất trí việc điều chỉnh tên gọi của Nghị quyết từ “Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội” thành “Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội”.

Bà Nguyễn Quỳnh Liên cho ý kiến về Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc của tri của ĐBQH.

Bà Nguyễn Quỳnh Liên cho ý kiến về Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc của tri của ĐBQH.

Đồng thời, bà Nguyễn Quỳnh Liên nêu rõ, nếu vẫn giữ thời hạn gửi báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri của Ban Dân nguyện tới Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội sẽ rất khó khăn cho trong việc tổng hợp và hoàn thiện báo cáo của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình Quốc hội; do đó đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc rút ngắn quy định thời gian gửi báo cáo.

Ông Phan Nghiêm Long góp ý tại thẩm định.

Ông Phan Nghiêm Long góp ý tại thẩm định.

Theo ông Phan Nghiêm Long, Ban Chính sách pháp luật và quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp quy định đều quy định trách nhiệm của Thủ trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, tổ chức nơi đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri hoặc nơi đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri. Tuy nhiên, nhiều công đoàn vẫn còn khuyết vị trí Chủ tịch công đoàn nên quy định “cứng” như trên sẽ gây khó khăn khi thực hiện trên thực tế. Cùng với đó, Luật Công đoàn năm 2012 và Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 về Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành cũng chỉ quy định vai trò lãnh đạo chung của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc tập thể, tập trung dân chủ, đồng chí đề nghị điều chỉnh quy định này thành “trách nhiệm của đại diện Ban Chấp hành Công đoàn”.

Bà Trần Thúy Hiền, Vụ Chính quyền địa phương góp ý tại phiên thẩm định.

Bà Trần Thúy Hiền, Vụ Chính quyền địa phương góp ý tại phiên thẩm định.

Góp ý Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp bà Trần Thúy Hiền, Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội Vụ, đề xuất làm rõ các nội dung về “cơ quan tổ chức đại biểu”, “cơ quan tổ chức cấp đại biểu tiếp xúc cử tri”, “cơ quan tổ chức nơi đại biểu tiếp xúc cử tri”; bổ sung quy định về trách nhiệm của thường trực HĐND xã trong thực hiện các nhiệm vụ tham gia tổ đại biểu HĐND, trách nhiệm trong việc tập hợp, truyền ý kiến, kiến nghị của cử tri…; bổ sung quy định về chế tài xử lý.

Phát biểu kết luận buổi thẩm định, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao sự nghiên cứu, chuẩn bị Dự thảo 2 Nghị quyết, đồng thời nhất trí về sự cần thiết và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng của 2 Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và của đại biểu HĐND các cấp. Tuy nhiên, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung căn cứ pháp lý để xây dựng 2 Nghị quyết như Luật Hiến pháp, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật…

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội với Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; đồng thời rà soát quy định của Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp với Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của HĐND các cấp đang được Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng. Cùng với đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần bổ sung đánh giá tác động của 2 Nghị quyết với thủ tục hành chính, với giới và điều kiện tổ chức thực hiện.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận phiên thẩm định.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận phiên thẩm định.

Đối với Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ các hình thức tiếp xúc cử tri khác là những hình thức nào để đảm bảo tính ổn định, an toàn và triển khai hiệu quả trong thực tế. Ngoài ra, cơ quan chủ trì cần giải trình và làm rõ một số nội dung như: căn cứ đề xuất bổ sung thêm một số thành phần tham dự cuộc tiếp xúc cử tri; việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp bất thường của Quốc hội; hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri trực tuyến; trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri…

Đối với Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì điều chỉnh quy định trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời cân nhắc tính khả thi của việc tiếp xúc với trẻ em, tiếp xúc cử tri trên nền tảng số; nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri…

Đọc thêm

Xúc động hành trình Báo Pháp luật Việt Nam đến với 'tâm lũ' Lào Cai

Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng Ủy, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đại diện đoàn công tác trao quà cho tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Hôm nay, 15/9, Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam mang theo tinh thần sẻ chia và hỗ trợ bà con bị thiệt hại nặng bởi bão số 3 tiếp tục hành trình tới Lào Cai. Tại hiện trường vụ sạt lở thương tâm thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Tổng Biên tập Vũ Hoài Nam và các thành viên không nén nổi nghẹn ngào, xót xa...

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trao quà hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do bão lụt tại Yên Bái

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trao quà hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do bão lụt tại Yên Bái
(PLVN) - Ngày 13/9/2024, Công đoàn, Đoàn Thanh niên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã tổ chức Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm dẫn đầu để đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ cho công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Các cơ quan Thi hành án dân sự khẩn trương khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Các cơ quan Thi hành án dân sự khẩn trương khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
(PLVN) -Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơ bão số 3 hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) và đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan này cũng chịu những thiệt hại nặng nề. Ngay sau bão, các cơ quan THADS đã khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, đồng thời có nhiều hành động thiết thực sẻ chia, giúp đỡ bà con vùng lũ.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Kết quả thi hành án dân sự năm 2024 dự kiến đạt và vượt chỉ tiêu

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, trong bối cảnh phải thực thi nhiệm vụ với áp lực công việc rất lớn, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng và trách nhiệm của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự và sự quan tâm chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng, kết quả thi hành án dân sự xong về việc và tiền thời gian qua đều tăng, dự kiến sẽ đạt và vượt chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”
(PLVN) - Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương, chiều 12/9/2024, Đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương làm trưởng đoàn.

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)
(PLVN) - Sáng 12/9/2024, Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp, làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Cùng đi có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ
(PLVN) -Trong 2 ngày11 và 12/9, Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội đã ủng hộ 250.000.000 đồng để cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Bộ Tư pháp, phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn, Bắc Ninh ủng hộ đồng bào và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bão lũ.

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Cần đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống

TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án phát biểu khai mạc hội thảo
(PLVN) -  Chiều 11/09, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo “ Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 ” do TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật , Bộ Tư pháp , Phó Trưởng ban Ban soạn thảo Đề án và ô ng Phạm Quang Hiếu, Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.