Nam Sơn – Bao giờ “câu chuyện” hết dài kỳ? (Bài 1) Sống mòn cạnh bãi rác lớn nhất Hà Nội

Gia đình ông Chu Văn Phát mòn mỏi được bồi thường thoả đáng để thoát khỏi cảnh sống chung với rác
Gia đình ông Chu Văn Phát mòn mỏi được bồi thường thoả đáng để thoát khỏi cảnh sống chung với rác
(PLVN) - Những ngày qua, sự việc người dân chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn (xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) gây nên cảnh rác thải chất đống trong toàn thành phố. Điều đáng nói là đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng đó, hay nói cách khác, bãi rác Nam Sơn vẫn là “câu chuyện” dài kỳ của thành phố Hà Nội, bởi chọn lựa biện pháp để giải quyết được triệt để những vấn đề tồn tại là điều không hề dễ.

Cảnh rác thải ùn ứ chất đống trong toàn thành phố bốc mùi hôi thối khiến nhiều người nội đô phải sợ hãi. Thế nhưng, với người dân khu vực gần bãi rác Nam Sơn, họ đã phải chịu cảnh sống chung với rác từ nhiều năm nay.

Vô vàn phiền phức

Trước đây, người dân địa phương cũng đã nhiều lần chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn bởi theo họ là không thể chịu nổi cuộc sống cạnh bãi rác này. Theo người dân nơi đây, từ ngày có bãi rác, cuộc sống của họ bị đảo lộn, phát sinh rắc rối. Cụ thể, gần 20 năm, kể từ ngày bãi rác Nam Sơn đi vào hoạt động, người dân khu vực 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn phải chịu đựng nhiều phiền toái.

Đó là tình trạng rác trong bãi bốc mùi hôi thối, ruồi muỗi đậu kín nhà gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới nguồn nước và có hiện tượng gia tăng số người mắc các bệnh về đường hô hấp… Không những thế, ô nhiễm tiếng ồn cũng là hệ lụy mà người dân Nam Sơn phải hứng chịu trong thời gian dài bởi số lượng xe di chuyển nhiều, liên tục.

Chia sẻ với phóng viên, bà N.T.L (xã Nam Sơn – Sóc Sơn) nói: “Chúng tôi ở đây chịu nhiều phiền phức lắm. Mùa nắng bãi rác bốc mùi nồng nặc, gió hướng nào thì người dân sống hướng đó phải chịu, mùa mưa tới, sau mỗi trận mưa nắng lên bãi rác lại bốc mùi cả làng chịu chung. Chưa kể đã hai lần xảy ra dịch ruồi khiến cả làng bị ám ảnh, ruồi đậu khắp nhà, chúng tôi phải đeo khẩu trang, ăn cơm phải mắc màn. Trong xóm có đám cưới, đến uống chén rượu chứ không dám ăn vì vừa đặt thức ăn ra ruồi đã đậu kín”.

Cũng như gia đình bà L, hàng trăm hộ dân khác sống trong khu vực bán kính 500m cạnh khu xử lý rác Nam Sơn gần 20 năm nay phải sống trong những phiền toái, bí bách. Họ luôn mong mỏi được di rời ra khỏi bãi rác Nam Sơn nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.

Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế không đủ kiên nhẫn đành phải bỏ lại nhà cửa, bỏ ruộng nương để đến nơi khác sống. Còn những gia đình khó khăn hơn chỉ còn cách tiếp tục chờ đợi. Và khi sự bức xúc đến đỉnh điểm, người dân đã phản kháng bằng cách chặn xe vào bãi rác. Bởi cuộc sống khổ sở bên bãi rác nên mỗi lần chính quyền thành phố Hà Nội đưa ra hứa hẹn về việc di rời, người dân Nam Sơn nơi đây lại được thắp lên hy vọng “đổi đời”.

Thế nhưng, sau rất nhiều lần kiến nghị, đề xuất, hứa hẹn thì đến nay gần 300 hộ vẫn mòn mỏi chờ đợi. Theo người dân nơi đây, năm 2016 khi Chủ tịch thành phố Hà Nội tiếp xúc với họ và hứa hẹn đến hết tháng 4/2019 sẽ di dời, thế nhưng đến nay mọi việc vẫn không được thực hiện như đúng cam kết.

Vì sao chưa di dời các hộ dân? 

Một trong những nguyên nhân chính khiến việc di rời các hộ dân chưa thể thực hiện được là do giữa chính quyền và người dân chưa thoả thuận được mức giá đền bù, hỗ trợ. Việc chính quyền đưa ra mức giá đền bù thấp, người dân dùng số tiền đền bù cũng không đủ mua suất tái định cư, chưa kể chi phí còn phải xây dựng nhà cửa tại nơi ở mới, khiến người dân phản đối gay gắt chính sách đền bù này.

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Tiến Lực (xã Nam Sơn) cho hay, người dân tổ chức chặn xe chở rác với mục đích chính là yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội sớm giải quyết bồi thường cho người dân như đã cam kết trước đó.

Theo ông Lực, hồi tháng 1/2019, khi người dân chặn xe rác đòi quyền lợi bồi thường và di dân ra khỏi vùng ảnh hưởng bán kính 0-500m, chính quyền thành phố, huyện hứa trong Quý II/2019 sẽ giải quyết. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa giải quyết ổn thỏa nên người dân tiếp tục chặn xe rác. Ngày 3/7/2019, chính quyền địa phương đã đối thoại với người dân để giải quyết khúc mắc nhưng không thành. 

“Tại buổi đối thoại, người dân chúng tôi mong muốn chính quyền thành phố, huyện hoàn thiện hồ sơ, chi trả toàn bộ tiền đền bù cho người dân trong tháng 7/2019. Người dân cũng không đồng tình với mức giá bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất vì quá thấp trong khi giá đất tại khu tái định cư là cao”, ông Lực nói.

Còn theo ông Chu Văn Phát là người dân xã Hồng Kỳ cho biết thêm, mức bồi thường 860.000/m2 đất thổ cư, hơn 78.000 đồng/m2 đất liền kề là quá thấp, không thể giúp cho bà con ổn định đời sống sinh hoạt và sản xuất: “Với số tiền đền bù ấy, cả đất nhà tôi đi nơi khác không mua nổi miếng đất ở khu tái định cư, trong khi khu tái định cư chỉ cách đây có 500m. Bây giờ, ở thì khổ, đi cũng không xong” - ông Phát buồn rầu nói.

Đâu là giải pháp cho người dân sống gần bãi rác Nam Sơn? Đó thực sự là câu hỏi lớn cần có lời giải sớm...

(còn tiếp)

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.