Vì sao dự án đốt rác “tiên tiến” Khánh Sơn bị phản đối quyết liệt?

Nhiều ý kiến đề nghị nên di dời dự án ra khu vực khác
Nhiều ý kiến đề nghị nên di dời dự án ra khu vực khác
(PLVN) - Mới đây, UBND TP Đà Nẵng cùng các Sở, ban ngành đã có buổi đối thoại với người dân tại khu vực Khánh Sơn về việc xây dựng Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt rác, phát điện, công suất dự kiến 650 tấn/ngày đêm.

Hơn 200 người dân Khánh Sơn đã có mặt tại Nhà sinh hoạt cộng đồng Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Đa số người dân đều bức xúc về vấn đề đảm bảo chất lượng của dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn và yêu cầu chính quyền TP phải di dời dự án.

Bà Nguyễn Thị Thành (ngụ tổ 62) cho biết người dân Khánh Sơn đã phải sống chung với rác hơn 30 năm nên không thể chịu cảnh khổ cực thêm được nữa. “Nay thành phố đã có chủ trương nâng cấp bãi rác, thì cũng nên di dời dự án ra khu vực khác bởi lẽ người dân Khánh Sơn đã chịu đựng hôi thối đủ rồi”, bà Thành bức xúc.

Theo ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng, từ năm 2015, mỗi ngày TP Đà Nẵng thải ra hơn 1.000 tấn rác thải, tăng gấp đôi so với các năm trước. Đến thời điểm này, bãi rác Khánh Sơn đã nhận 3,2 triệu tấn rác và chỉ còn chứa được tối đa vài trăm ngày nữa. Khi đó, Đà Nẵng sẽ đối diện với khủng hoảng rác. Nếu di dời bãi rác Khánh Sơn như chủ trương trước đây sẽ không giải quyết tổng thể vấn đề. Do đó, TP thống nhất chủ trương theo hướng "không di dời mà nâng cấp bãi rác hiện tại thành Khu liên hiệp xử lý rác của Đà Nẵng". 

Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thừa nhận tình trạng ô nhiễm đang diễn ra quanh khu vực bãi rác Khánh Sơn. 

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng cam kết chỉ xây dựng nhà máy khi có sự đồng ý từ người dân
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng cam kết chỉ xây dựng nhà máy khi có sự đồng ý từ người dân

Trước đây bãi rác Khánh Sơn áp dụng công nghệ chôn lấp nên không tránh khỏi mùi hôi, ô nhiễm môi trường. Do vậy, đến lúc phải thay đổi công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên thành phố muốn xây dựng nhà máy xử lý rác thải hiện đại để xử lý các vấn đề này đảm bảo giữ được tài nguyên đất đai, môi trường cũng như chất lượng cuộc sống người dân. Tuy nhiên dự án không thể khởi công nếu không có sự đồng tình của người dân. Chính quyền rất mong người dân mở lòng với thành phố để chọn giải pháp tối ưu nhất

Tại cuộc gặp, ông Thân Đức Minh, Chủ tịch UBND phường Hoà Khánh Nam cho rằng đã tham quan Nhà máy điện rác ở Cần Thơ (công nghệ xử lý rác mà TP Đà Nẵng dự kiến áp dụng) và cảm nhận nhà máy sạch đẹp, "không có mùi hôi dù đứng ngay cạnh".  

Liên quan đến việc này, khi vừa qua Công ty Cổ phần Môi trường Việt Nam mời một số người dân Khánh Sơn đi tham quan nhà máy điện rác ở Cần Thơ, có ý kiến tại cuộc đối thoại phản ánh "nhiều người đã từ chối lời mời vì đi về sợ dân xúc rác đổ vào nhà". Theo ý kiến này, trong thực tế chỉ có 19 người đi Cần Thơ tham quan chứ không phải 40 người như một số nguồn tin. Trong buổi đối thoại, cảnh sát đã phải ngăn chặn một sự việc suýt dẫn đến ẩu đả giữa người đi tham quan Nhà máy điện rác Cần Thơ với những người khác.

Từ khoảng 17h45 chiều 6/7, sau khi buổi đối thoại kết thúc, người dân bắt đầu tập trung ra khu vực ngã 4 Hoàng Văn Thái- Huỳnh Thị Bảo Hòa (phường Hoà Khánh Nam) để chặn xe vận chuyển rác vào bãi.

Chiều 7/7, ông Võ Minh Đức, Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng cho biết, do tuyến đường duy nhất dẫn vào bãi rác Khánh Sơn bị người dân chặn và không cho xe tải vận chuyển rác vào bãi, khiến hàng trăm tấn rác đã được thu gom bị ùn ứ quanh địa bàn TP.

Theo ông Đức, hiện TP có 3 Xí nghiệp môi trường đang thực hiện việc thu gom và đổ rác tạm tại các vị trí đã tập kết. Lượng rác phát sinh mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn nên đơn vị phân công cho các Xí nghiệp môi trường đổ tạm rác tại các vị trí đã lên kế hoạch. Cụ thể, khu vực Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, đổ tạm ở đường Đỗ Anh Hàn. Khu vực Hải Châu, Thanh Khê, đổ tạm tại Lê Thanh Nghị…

Cũng lời ông Đức, sau khi đổ rác tạm tại các khu vực trên được hơn 700 tấn, phía đơn vị đã tiến hành phun hóa chất khử mùi và phủ bạt nhằm tránh ảnh hưởng đến khu dân cư có người dân sinh sống. Do bãi rác đang bị chặn nên dự kiến Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ sẽ chủ trì cuộc họp khẩn với các Sở, ban ngành và Công an địa phương nhằm giải quyết tình trạng trên.

Người dân Khánh Sơn đã nhiều lần chặn xe ra vào bãi rác để phản ứng. Chính quyền đã nhiều lần đối thoại, hứa sẽ di dời bãi rác trước năm 2019, nhưng tháng 5 vừa qua rút lại kế hoạch này. Ngày 28/5/2019, UBND Đà Nẵng ban hành Công văn số 3460/UBND-SKHĐT cho phép Công ty cổ phần Môi trường Việt Nam liên doanh với Tập đoàn EverBright International (Hồng Kông), đổi mới công nghệ để xử lý rác sinh hoạt.

Theo đó, một nhà máy với công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến sẽ được xây dựng tại bãi rác Khánh Sơn với vốn đầu tư 80 triệu USD, công suất xử lý rác 650 tấn/ngày “biến rác thải thành năng lượng, các thông số khí thải và khói thải đạt tiêu chuẩn khí thải châu Âu”. Theo kế hoạch nhà máy sẽ được khởi công vào cuối năm 2019, dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2021.

"Nếu công nghệ không gây ô nhiễm thì thành phố đặt ở chỗ nào cũng được, không nhất thiết phải để ở Khánh Sơn nữa. Dân chúng tôi 30 năm nay chịu đựng rồi", bà Nguyễn Thị Thành phát biểu.

Bà Hồ Thị Hiệp thì hoài nghi về năng lực của Công ty cổ phần Môi trường Việt Nam, vì nhà máy đốt rác sinh hoạt phát điện do doanh nghiệp này vận hành "chỉ toàn là khói, không ai chịu nổi". "Người dân không xin gạo mà xin một hơi thở cho con cháu. Không lẽ đời cha mẹ hưởng mùi, còn đời con cháu hưởng khói?", bà Hiệp nói.

Bà Nhã, một người sống gần bãi rác cho hay, nhiều người đã tính chuyển đi nơi khác vì ô nhiễm và lo sợ bệnh tật, nhưng "đất dưới thành phố giá hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/m2, còn đất Khánh Sơn không ai mua". "Người dân Khánh Sơn đã thiệt đủ đường. Thành phố làm ơn đừng làm nhà máy đốt rác ở đây nữa", bà Nhã nói.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.