Nam bác sĩ mang hạnh phúc đến với những gia đình hiếm muộn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gương mặt tươi cười, rất tận tâm, nhiệt tình với người bệnh và hết lòng yêu nghề là cảm nhận về bác sĩ CKII Nguyễn Hữu Tiến (Phụ trách Khoa Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Bình Định) của những ai đến khám, điều trị hiếm muộn tại BVĐK tỉnh Bình Định.

Sáng thứ 2 (ngày 26/2), gần chục cặp vợ chồng đến điều trị hiếm muộn tại Khoa Hỗ trợ sinh sản - BVĐK tỉnh Bình Định. Trong số họ, có gương mặt mang niềm hy vọng, có gương mặt thể hiện sự chờ đợi, có gương mặt bộc lộ nỗi buồn man mác… Họ là những cặp vợ chồng đang trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho chính mình, cho gia đình mình.

Bên trong phòng khám, bác sĩ Nguyễn Hữu Tiến đang khám và tư vấn cho chị T.T.M. (35 tuổi, ngụ TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Người khám bệnh, người đến khám bệnh đều tươi cười, gương mặt cả hai đều thể hiện niềm hạnh phúc.

Trò chuyện với chị M. mới biết, chị và anh H.P. (40 tuổi) cưới nhau từ năm 2016 nhưng mãi vẫn chưa có con. Trước đây, vợ chồng chị đi khám ở nhiều nơi và biết cả vợ lẫn chồng đều gặp “trục trặc” dẫn đến hiếm muộn. Được người quen ở Bình Định từng điều trị hiếm muộn thành công tại BVĐK tỉnh Bình Định giới thiệu, vợ chồng chị tìm đến gặp bác sỹ Tiến.

“Thật bất ngờ, kết quả thụ tinh ống nghiệm (IVF) thành công ngay lần đầu tiên. Đến nay, thai nhi đã được 14 tuần. Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in khoảnh khắc với niềm vui khó tả khi được bác sĩ Tiến khẳng định rằng đã mang thai”, chị M. nói trong niềm hạnh phúc.

Bác sĩ Tiến - người mang hạnh phúc đến với những gia đình hiếm muộn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Bác sĩ Tiến - người mang hạnh phúc đến với những gia đình hiếm muộn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Dù bận rộn, bác sĩ Tiến vẫn dành thời gian trò chuyện với chúng tôi về nghề. Anh bảo, hồi còn làm Phó trưởng Khoa Phụ sản của bệnh viện, anh rất đau đáu khi nhận thấy nhiều người hiếm muộn trong tỉnh phải đi TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế để điều trị, tốn kém thời gian, tiền bạc. May mắn, sau đó được sự hậu thuẫn của lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Y tế đã chỉ đạo BVĐK tỉnh thành lập Khoa Hỗ trợ sinh sản để điều trị hiếm muộn. Và, anh là người phụ trách khoa từ đó đến nay.

“Được Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) chuyển giao kỹ thuật, cuối tháng 12/2019, BVĐK tỉnh đón em bé đầu tiên chào đời từ IVF. Đến ngày 7/2/2021, bệnh viện được Bộ Y tế cấp chứng nhận thực hiện độc lập IVF, là 1 trong 3 bệnh viện ở miền Trung - Tây Nguyên triển khai kỹ thuật này”, bác sĩ Tiến cho biết.

Khoa Hỗ trợ sinh sản hiện có 4 bác sĩ, mỗi ngày khám, điều trị cho khoảng 7 - 10 ca hiếm muộn trong tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận như: Phú Yên, Gia Lai, Quảng Ngãi… Trong đó, bác sĩ Tiến đóng vai trò chủ đạo và nổi tiếng “mát tay” điều trị hiếm muộn.

Bác sĩ Tiến (ngồi bên phải) và cặp vợ chồng ở Phước Hiệp (2 người ngồi còn lại) giữ mối quan hệ như người nhà (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Bác sĩ Tiến (ngồi bên phải) và cặp vợ chồng ở Phước Hiệp (2 người ngồi còn lại) giữ mối quan hệ như người nhà (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nhắc một kỷ niệm về nghề, bác sĩ Tiến kể, một cặp vợ chồng ở xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) cưới nhau đã 5 năm vẫn chưa có con. Sau đó, họ đến khám ở một bệnh viện lớn tại TP Hồ Chí Minh và có kết quả xét nghiệm bình thường. Một thời gian sau, đôi vợ chồng này đến BVĐK tỉnh, được anh khám và có kết quả xét nghiệm bình thường, sau đó chuyển phôi lần 1 nhưng thất bại.

Nghi ngờ người vợ bị lạc nội mạc tử cung nhưng bệnh viện chưa có kỹ thuật nội soi để chẩn đoán bệnh này nên bác sĩ Tiến khuyên vào Bệnh viện Từ Dũ kiểm tra. Kết quả đúng như anh nghi ngờ. Có được kết quả bệnh, cặp vợ chồng này gặp bác sĩ Tiến và được anh điều trị trong 3 tháng thì khỏi bệnh.

“Trước chuyển phôi lần 2 một ngày, người vợ gọi điện cho tôi với tâm lý lo sợ thất bại lần nữa. Người vợ đưa ra nhiều lý do và có ý muốn dừng chuyển phôi. Bằng trách nhiệm của mình, tôi khuyên hai vợ chồng nên tiếp tục hành trình chuyển phôi và còn một đêm nữa để suy nghĩ. May mắn, sáng hôm sau họ đến bệnh viện để chuyển phôi và thành công. Hiện nay, con của họ đã được 11 tháng. Từ ngày có con, họ rất vui và thường xuyên liên lạc với tôi, giữ mối quan hệ như người nhà, chứ không còn khoảng cách bệnh nhân và bác sĩ”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

Niềm vui của bác sĩ Tiến và ê-kíp trong ca mổ đẻ đón em bé IVF chào đời (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Niềm vui của bác sĩ Tiến và ê-kíp trong ca mổ đẻ đón em bé IVF chào đời (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Dù BVĐK tỉnh Bình Định là địa chỉ mới về điều trị hiếm muộn nhưng hiện nay tỷ lệ thành công của IVF đạt hơn 45% và phấn đấu trong năm 2024 đạt 50%. Trong khi đó, các bệnh viện lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ thành công của IVF đạt khoảng 50 - 55%.

Cuối cuộc trò chuyện, bác sĩ Tiến bảo, bước đầu, anh và các đồng nghiệp của khoa có duyên điều trị hiếm muộn “mát tay” nhưng bệnh viện còn nhiều việc phải làm trong hành trình phía trước. Đó là thành lập ngân hàng phôi, ngân hàng tinh trùng, sàng lọc phôi bất thường trước khi chuyển phôi vào buồng tử cung, điều trị phẫu thuật và vi phẫu thuật cho trường hợp không có tinh trùng.

Tiến sĩ, bác sĩ Võ Bảo Dũng - Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Bình Định - cho biết: “Từ ngày BVĐK tỉnh Bình Định làm chủ và thực hiện được kỹ thuật IVF đã giúp cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn trong tỉnh và các địa phương lân cận tìm được niềm vui có con. Đặc biệt, việc điều trị hiếm muộn tại bệnh viện đã giúp bệnh nhân trong tỉnh tiết kiệm chi phí ăn ở, đi lại, ít gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống mà vẫn đạt hiệu quả. Khoa Hỗ trợ sinh sản của bệnh viện có ê-kíp điều trị hiếm muộn bằng IVF, trong đó tỷ lệ thành công của bác sĩ Nguyễn Hữu Tiến nằm ở top cao so với mặt bằng chung cả nước. Chúng tôi rất mừng về điều này”.

“Nghề đặc biệt này mang đến cho tôi những cảm xúc mà không phải ngành nghề nào cũng có được. Đó là giây phút thiêng liêng của những em bé chào đời, những giọt nước mắt hạnh phúc, niềm vui vỡ òa của những người bố, người mẹ…”, bác sĩ CKII Nguyễn Hữu Tiến chia sẻ.

Đọc thêm

2 trẻ nhỏ ở Lào Cai nguy kịch vì ho gà

Trẻ mắc ho gà đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. Ảnh: SYT Lào Cai
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai vừa ghi nhận trên địa bàn 2 bệnh nhi mắc ho gà nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nguy kịch vì mắc cúm B

Bệnh nhân mắc cúm B đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc Cúm B nặng. Hai trong số đó đã được chỉ định can thiệp ECMO (phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể). Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Gần 30 người ở Cao Bằng nghi nhiễm lỵ trực trùng

Để chủ động phòng, chống bệnh do lỵ trực trùng, người dân cần thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi. Ảnh: Sở Y tế Cao Bằng

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng mới ghi nhận 28 ca tiêu chảy nghi do lỵ trực trùng trên địa bàn. Ngành y tế địa phương đang tăng cường các biện pháp xử lý ổ dịch và tìm tác nhân gây bệnh.

Gia đình 8 người nhập viện sau ăn nấm

Nấm mọc vườn ngô nơi các cháu nhỏ đã hái về ăn.
(PLVN) - Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang, trên địa bàn huyện Mèo Vạc vừa xảy ra 1 vụ ngộ độc nghi do ăn phải nấm độc làm 8 người trong một gia đình nhập viện.

'Lỗ hổng' quản lý an toàn thực phẩm

Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) - “Pate có dòi” là từ khoá được tìm kiếm nhiều ngày qua trên các trang mạng xã hội, sau khi trên mạng xuất hiện một video đăng tải hình ảnh miếng pate có dòi trong suất bánh mì chảo.

Cần luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Dù không có quy định nhưng nhiều đôi nam nữ đã thực hiện việc KSKTHN trước khi kết hôn. (Nguồn: BV Phụ sản HN)
(PLVN) - Theo thống kê, hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Để ngăn chặn các rủi ro trong sinh sản thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như sàng lọc trước và sau khi em bé chào đời là vô cùng quan trọng.