Năm 1953, Chính phủ, Bộ Y tế đã cho thành lập Bệnh khoa Tai Mũi Họng trong an toàn khu (ATK) của Trung ương ở Việt Bắc và giao cho bác sĩ Trần Hữu Tước phụ trách để thành lập phát triển. Ngày đó, phòng mổ chỉ có diện tích khoảng 50m2, vách được làm bằng nứa, ở dưới đan dày hơn, phía trên đan thưa để lấy ánh sáng, ở giữa là cửa sổ có chấn song tre được che bằng vải nhuộm xanh để ngăn ruồi, muỗi.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), VietNamNet xin lựa chọn đăng tải một số bức ảnh lịch sử thể hiện dấu ấn của ngành y từ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cho đến khi đất nước độc lập, thống nhất.
Trong ảnh là bác sĩ Trần Hữu Tước tại ATK. Mặc dù thời gian tồn tại chỉ ngắn ngủi trong vòng 2 năm (1953-1954), Bệnh khoa Tai Mũi Họng đã để lại dấu ấn hết sức đậm nét về mô hình kiểu mẫu của một bệnh viện dã chiến trong rừng. Tuy quy mô nhỏ, chỉ có 10 giường bệnh, 2 phòng mổ, 1 phòng khám và bộ phận hậu cần với số cán bộ nhân viên gần 30 người, đồng thời các bộ phận phải phân tán để đề phòng máy bay Pháp oanh tạc, nhưng do cơ sở được bố trí hợp lý nên hoạt động rất hiệu quả.
Cách đây 69 năm, ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ y tế và ngày 27/2 trở thành Ngày Thầy thuốc Việt Nam. 69 năm qua, ngành y tế Việt Nam không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của nhân dân mà còn có đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của y học thế giới. Ảnh: TTXVN.
GS Hồ Đắc Di, GS Tôn Thất Tùng và Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch - những tên tuổi lớn của y học Việt Nam sau ngày Hà Nội giải phóng. Ảnh: TTXVN.
Trong ảnh là bác sĩ Tôn Thất Tùng đang nghiên cứu bệnh phẩm (gan khô) vào năm 1962. Với dụng cụ thô sơ, chỉ bằng một con dao nạo, ông đã phẫu tích kỹ lưỡng cơ cấu của lá gan. Bằng phương pháp này, trong suốt thời gian từ năm 1935 đến 1939, giáo sư đã phẫu tích trên 200 lá gan của các tử thi để nghiên cứu các mạch máu. Trên cơ sở đó, ông viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề “Cách phân chia mạch máu của gan”. Với bản luận án đó, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris. Ảnh: TTXVN.
Một trạm xá trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với đầy đủ chức năng, từ tiêm chủng phòng bệnh uốn ván, thủy đậu, phát thuốc diệt bọ gậy, muỗi... đến sơ cứu cho dân làng.
Năm 1970, Viện Quân y 112, nơi trực tiếp thu dung điều trị cho thương binh, bệnh binh ở Mặt trận B4, B5 và Đoàn 559 được thành lập. Viện đóng quân trên 7 thôn thuộc địa bàn 5 xã của hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Viện Quân y 112 có một hệ thống giao thông hào dày đặc và hàng trăm hầm kèo với diện tích trên 500m2 làm nhà mổ, hồi sức cấp cứu, hậu phẫu và phòng kỹ thuật đều nằm sâu dưới lòng đất từ 2-4m. Viện được biên chế quy mô 300 giường bệnh và 300 cán bộ, chiến sĩ; khi cần thiết có thể mở rộng với quy mô 500-600 giường bệnh.
Năm 1972, Nhà thương Chợ Quán được xây lớn với khu nhà chính 6 tầng nhờ sự trợ giúp của Hàn Quốc. Khánh thành vào tháng 3/1974 nơi đây được đổi tên mới là Trung tâm y tế Hàn - Việt có 550 giường, chuyên điều trị các bệnh truyền nhiễm, tâm thần, phong, nội, ngoại, nhi. Năm 1989, bệnh viện này có tên là Trung tâm Bệnh nhiệt đới trực thuộc Sở Y tế TP.HCM và đến năm 2002 được đổi thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
Trong năm 1970, Bệnh viện Bạch Mai vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm ba lần vào các ngày 1/9, 9/11 và 13/11. Đây là trung tâm y tế và y học lớn nhất miền Bắc, trở thành mục tiêu tấn công của giặc Mỹ.
Ngày 4/10/1988, đôi song sinh Việt - Đức dính nhau vùng bụng chậu được mổ tách thành công. Đôi song sinh chào đời ở xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 1981. Bị nhiễm chất độc da cam, Đức và Việt có hình hài khác thường, dính liền nhau vùng bụng chậu, chung một đôi chân. Ê-kíp mổ với sự tham gia của 70 y bác sĩ Việt Nam, Nhật Bản và một số quốc gia khác do GS.BS Trần Đông A làm trưởng kíp. Ca mổ đã đi vào lịch sử y học Việt Nam và cả thế giới.
Trong ảnh là y tá Nguyễn Thị Mến tỉnh lại sau gần một tháng hôn mê vì nhiễm SARS. Dịch SARS xuất hiện tại Việt Nam lần đầu tiên ngày 22/2/2003 và kết thúc vào ngày 8/4/2003 khi bệnh nhân cuối cùng được chữa khỏi. Ngày 28/4/2003, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận khống chế thành công dịch SARS. Trong đợt dịch này, tổng cộng có 63 người nhiễm SARS ở Việt Nam, 37/63 người nhiễm bệnh là nhân viên y tế.
Trong ảnh là chuyên gia người Đài Loan Chue Sue Lee (áo trắng) cùng kíp phẫu thuật vui mừng sau sự thành công của ca ghép thận đầu tiên ở Việt Nam diễn ra ngày 4/6/1992. Người nhận là quân nhân (40 tuổi) bị suy thận giai đoạn cuối, người hiến là em trai ruột (28 tuổi). Ảnh: Học viện Quân y.
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
(PLVN) - Trong số người nhiễm HIV mới phát hiện năm 2024, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 31,2% người nhiễm, TP Hồ Chí Minh có 24,3% và khu vực Đông Nam Bộ có 12,8%.
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận và điều trị bệnh nhân N.V.K (nam, 82 tuổi ở Thái Bình) được chuyển đến ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Sản của bệnh viện vừa tiếp nhận sản phụ B.H.N, 27 tuổi, ở Hà Nội, mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu chuyển dạ sớm.
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa cấp cứu kịp thời bệnh nhi 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
(PLVN) - Theo Sở Y tế TP HCM, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi trên địa bàn.
(PLVN) - Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.
(PLVN) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
(PLVN) - Các quảng cáo "lương y gia truyền" bán các loại thuốc đông y được “thổi phồng” chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính, đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và giá trị của dược liệu y học cổ truyền nước ta.
(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...
(PLVN) - Các ca trẻ mắc sởi gia tăng, thay vì đợi đủ 9 tháng tuổi, Bộ Y tế đồng ý để TP HCM triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.