Mỹ “ủ mưu” thiết kế “xe bom biết bay”

B-52 sẽ là nền tảng cho chiếc máy bay biệt danh “Kho vũ khí trên không”
B-52 sẽ là nền tảng cho chiếc máy bay biệt danh “Kho vũ khí trên không”
(PLO) -Những chiếc máy bay ném bom B-52 được xem là “huyền thoại” trong không quân Mỹ kể từ thời chiến tranh Việt Nam. Đến nay, kết cấu kỹ thuật và độ bền của B-52 vẫn đặc biệt nổi trội và dự kiến sẽ được Mỹ sử dụng đến tận năm 2040 – lâu nhất trong các loại máy bay quân sự. Chưa hết, B-52 còn là nền tảng cho kế hoạch đang được Mỹ triển khai về một “kho vũ khí biết bay”. 

Theo một quan chức Lầu Năm Góc, chiếc máy bay đang được định hình là “Kho vũ trí trên không” – Arsenal Plane, hay “Xe chở bom biết bay” có thể sẽ được cải tiến từ B-52, có các loại vũ khí không đối không, có thể phóng một phi đội máy bay không người lái mini, bổ sung hỏa lực cho các loại máy bay tàng hình thế hệ 5 như F-35 hay F-22. 

Kết hợp với máy bay tàng hình

Để hiện thực hóa ý tưởng về “Kho vũ trí trên không” – Arsenal Plane, chiếc máy bay B-52 sẽ được nâng cấp với những năng lực mới về sóng vô tuyến, hệ thống điện tử và danh mục vũ khí.  

Bản thân B-52 đã là một chiếc máy bay quân sự, và khi được nâng cấp về hệ thống sóng vô tuyến và khoang vũ khí, nó sẽ có thêm khả năng để vượt qua hệ thống phòng không của đối phương. 

Ông Richard Aboulafia, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu của Tập đoàn Teal Group có trụ sở tại Virginia cho biết:

“B-52 là một máy bay quân sự, được trang bị vũ khí và có mức độ phản xạ radar thấp hơn so với một chiếc máy bay chở hàng thông thường trong lực lượng không quân. Dù không phải là một chiếc máy bay có khả năng thâm nhập cao, nhưng B-52 cũng có khả năng gây nhiễu và những biện pháp đối phó với hệ thống phòng thủ của đối phương”. 

Một số người cho rằng, với kích cỡ lớn, không có khả năng tàng hình, B-52 sẽ là mục tiêu “ngon xơi” cho các hệ thống phòng không. Song Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, cơ sở nền tảng cho việc phát triển “Kho vũ khí trên không” là nó sẽ phối hợp chặt chẽ với các loại máy bay tàng hình F-22 và F-35.

Một đội hình gồm những chiếc F-22, F-55 và “Kho vũ khí trên không” sẽ giúp chúng vừa duy trì khả năng tàng hình, trong khi tận dụng thế mạnh về khả năng ném bom tấn công vượt trội. Nếu những chiếc máy bay như F-22 hay F-35 được thiết kế để mang thêm vũ khí trên những giá treo bên ngoài, khả năng phản xạ tín hiệu radar sẽ thay đổi và khiến chúng dễ bị phát hiện hơn.

Nếu kết hợp với một chiếc máy bay có thể mang theo lượng vũ khí lớn như B-52, những chiếc máy bay tàng hình có thể sử dụng năng lực tàng hình để vượt qua hệ thống phòng thủ, sau đó rải lượng bom lớn xuống các mục tiêu của đối phương.

Vũ khí có thể mang theo của B-52
Vũ khí có thể mang theo của B-52

Đội hình kết hợp này cũng tương tự mô hình kết hợp có người lái – không người lái đang được Mỹ phát triển. Theo đó, các thuật toán và các công nghệ tin học mới có thể giúp những chiếc máy bay chiến đấu tốc độ cao như F-35 điều khiển phi đội máy bay không người lái mini từ khoang lái của mình.

Đây cũng là ý tưởng cho sự kết hợp xa hơn là máy bay chiến đấu – máy bay không người lái – Arsenal Plane, giúp toàn đội hình phản ứng nhanh hơn khi thực hiện các nhiệm vụ tình báo, do thám và trinh sát. 

Lấy ít địch nhiều

Theo ông Richard Aboulafia, các đối thủ tiềm năng của Mỹ đều đầu tư rất mạnh cho việc phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ mới, ví dụ như J-20 của Trung Quốc, với số lượng thậm chí lớn hơn của Mỹ.

Bởi vậy, chiến lược mà Mỹ theo đuổi là duy trì lợi thế về công nghệ, ngay cả khi lực lượng chiến đấu thông thường có quy mô nhỏ hơn. Một chiếc Arsenal Plane có thể mở rộng phạm vi và khả năng sát thương cho các máy bay chiến đấu của Mỹ trong trường hợp đối đầu với kẻ thù có lực lượng hùng hậu hơn.

“Chúng ta phải luôn để tâm tới những đối thủ tiềm năng và trình độ của họ. Khi phải đối mặt với những đối thủ sở hữu hàng nghìn chiếc máy bay chiến đấu, chắc chắn chúng ta sẽ phải tính tới yếu tố chất lượng”. Bởi vậy, duy trì sự vượt trội về công nghệ trong khi số lượng ít hơn là tư tưởng cốt lõi trong chiến lược hiện đại hóa quốc phòng hiện nay của Lầu Năm Góc. 

Thực tế, ý tưởng về một “kho vũ khí trên không” đã xuất hiện từ những năm 1980 trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Khi đó, Mỹ mong muốn có những chiếc máy bay cỡ lớn có khả năng mang theo tên lửa để tấn công các mục tiêu của Liên Xô. Ý tưởng này một lần nữa được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhắc lại trong buổi thảo luận về ngân sách quốc phòng cho năm 2017.

Cũng trong buổi thảo luận này, lần đầu tiên ông Carter tiết lộ về sự tồn tại của “Văn phòng Năng lực Chiến lược” - một đơn vị đặc biệt có nhiệm vụ kết nối và thúc đẩy tiến trình phát triển các loại vũ khí và công nghệ mới trên những nền tảng cũ.

Nỗ lực này nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng sát thương cho các lực lượng chiến đấu, đẩy nhanh tốc độ đưa những phương tiện mới vào phục vụ hơn là nghiên cứu và thiết kế lại công nghệ mới từ đầu. 

Ông Ashton Carter đang đặt nhiều kỳ vọng vào kế hoạch phát triển “Kho vũ khí trên không”
 Ông Ashton Carter đang đặt nhiều kỳ vọng vào kế hoạch phát triển “Kho vũ khí trên không”

Kế hoạch phát triển Arsenal Plane được cấp nguồn kinh phí là 71 tỷ USD trong năm 2017. Dù ông Carter không chỉ rõ chiếc B-52 trong việc phát triển Arsenal Plane, nhưng có “ám chỉ” rằng đó là một loại máy bay “có tuổi” được thiết kế như một “bệ phóng trên không”.

Các kỹ sư hiện đang trang bị cho tất cả 76 chiếc B-52 còn trong biên chế của không lực Mỹ với các thiết bị kết nối dữ liệu số hóa, màn hình hiển thị bản đồ di động, hệ thống điện tử thế hệ mới, thiết bị bắt sóng mới và khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn, đồng thời tích hợp các loại vũ khí tiên tiến khác. 

Cải tiến vũ khí

Sau khi được cải tiến, những chiếc B-52 - vốn chỉ có khả năng ném bom không đối đất - sẽ có thể triển khai các loại vũ khí không đối không, ví dụ như tên lửa không đối không tầm trung. Việc tích hợp các loại vũ khí không đối không trên máy bay B-52 không phải là điều quá viển vông, bởi trên thực tế, Không quân Mỹ đã đạt nhiều tiến triển quan trọng trong quá trình cải tiến công nghệ, giúp chiếc máy bay này mang theo nhiều vũ khí hơn.

Cụ thể, B-52 có thể mang thêm 8 giá bom thế hệ mới nhất “J-Series” trong khoang máy bay, ngoài 6 giá bom dưới mỗi bên cánh như trước đây. Như vậy, năng lực mang theo vũ khí của B-52 sẽ tăng khoảng 66% - một con số vô cùng ấn tượng.

Việc tăng lượng vũ khí trong khoang máy bay còn có thể mở đường để những chiếc B-52 không phải mang theo bom trên các giá đỡ bên dưới cánh, giúp giảm lực cản khi bay, từ đó tiết kiệm nhiên liệu. 

Đợt 1 trong chương trình nâng cấp khoang vũ khí bên trong của máy bay B-52 sẽ hoàn thành vào năm 2017, tích hợp với các loại vũ khí tấn công có dẫn hướng lazer.

Đợt nâng cấp thứ 2 sẽ hoàn thành vào năm 2022, tích hợp với các loại vũ khí tân tiến hơn như Tên lửa hành trình tấn công (JASSM) có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không đối phương hoặc tên lửa hành trình tấn công ngoài tầm (JASSM ER) và Tên lửa gây nhiễu điện tử siêu nhẹ. Toàn bộ kinh phí cho chương trình nâng cấp khoang vũ khí bên trong của B-52 dự kiến là 313 tỷ USD. 

Ngoài nâng cấp vũ khí, để trở thành một “Kho vũ khí trên không”, máy bay B-52 còn được nâng cấp hệ thống liên lạc gọi là Công nghệ Kết nối Liên lạc tác chiến (CONECT). Với hệ thống liên lạc này, thay vì sử dụng các dữ liệu đã được thu thập trong quá trình bay do thám trước khi cất cánh khoảng 15-20 giờ, các phi công sẽ có những thông tin do thám và tình báo cập nhật gần như đồng thời với thời điểm bay.

Phi công có thể gửi và nhận các thông tin về mục tiêu, thông tin về địa hình và thông tin tình báo với các trạm mặt đất, các trung tâm chỉ huy và các chiếc máy bay khác. Dự kiến, 12 chiếc B-52 sẽ được lắp đặt hệ thống CONECT vào cuối năm nay, việc lắp đặt cho toàn bộ đội B-52 sẽ hoàn thành vào năm 2021. Đây có thể là thời điểm chiếc máy bay chiến đấu với biệt danh “Kho vũ khí trên không” xuất đầu lộ diện…/.

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.