Mỹ sẽ hành động đơn phương ở Syria nếu LHQ không cùng phối hợp

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Nikki Haley
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Nikki Haley
(PLO) - Mỹ cảnh báo sẽ hành động đơn phương nếu LHQ không thể đáp trả nghi vấn về các cuộc tấn công bằng khí độc ở Syria khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó bao gồm trẻ em. 

Lên tiếng cảnh báo

Theo AFP, lời cảnh báo mạnh mẽ và nhiều cảm xúc của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Nikki Haley trong cuộc họp khẩn cấp tại Hội đồng Bảo an LHQ do Anh và Pháp đề nghị sau cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học ở tỉnh Idlib, Syria mới diễn ra vào sáng sớm ngày 4/4 vừa qua khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em, và nhiều người khác bị thương.

Vụ tấn công đã một lần nữa gây rúng động cộng đồng thế giới và phủ bóng đen lên những nỗ lực đang được triển khai nhằm thúc đẩy một tiến trình hòa bình cho quốc gia Trung Đông này sau hơn 6 năm nội chiến dai dẳng. “Khi LHQ liên tục không chịu phối hợp và có trách nhiệm trong việc hành động chung, chúng tôi buộc phải thực hiện hành động của riêng mình”, bà Haley cho biết. 

Đại sứ Mỹ Haley trên tay cầm những tấm hình chụp những đứa trẻ Syria bị thương hoặc thiệt mạng do khí độc, đồng thời lên tiếng chỉ trích Nga không kiềm chế được đồng minh Syria khi tiến hành cuộc tấn công vũ khí hóa học gây nhiều thương vong cho dân thường. “Còn bao nhiêu trẻ em phải chết mới đủ để Nga quan tâm đến? Nếu Nga thực sự có ảnh hưởng đến Syria như họ tuyên bố thì chúng ta phải tận dụng sự ảnh hưởng này. Chúng ta cần phải chấm dứt các hành động khủng khiếp này”, bà Haley nhấn mạnh. 

Theo một bác sĩ cho biết, có ít nhất 72 người, trong đó có 20 trẻ em đã thiệt mạng trong cuộc tấn công vào Khan Sheikhun, hàng chục người khác mắc chứng khó thở vì ngạt không khí, co giật và sùi bọt ở miệng. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tồi tệ nhất ở Syria kể từ năm 2013. 

Pháp thúc giục Mỹ tìm giải pháp ở Syria

Anh, Pháp và Mỹ đã đưa ra một dự thảo nghị quyết yêu cầu một cuộc điều tra đầy đủ về vụ tấn công, nhưng phía Nga lại bác bỏ. Ngoài ra, dự thảo nghị quyết cũng ủng hộ một cuộc điều tra của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) và yêu cầu Syria hợp tác để cung cấp thông tin về hoạt động quân sự của mình vào ngày xảy ra cuộc tấn công.

Phó đại sứ Nga tại LHQ Vladimir Safronkov nói, dự thảo này được soạn thảo “vội vã và không cần thiết”,  vì trong đó quy trách nhiệm cho Tổng Thống Bashar al-Assad của Syria, mặc dù quân đội nước này xác định không can dự trong vụ này. Tuy nhiên, ông Safronkov đồng ý là LHQ phải mở cuộc điều tra.

Bà Haley nói rằng, “Nếu chúng ta không chuẩn bị để hành động, các cuộc họp như thế này sẽ liên tục diễn ra, từ tháng này qua tháng khác chỉ để lên án những vụ tấn công bằng vũ khí hoá học và nó sẽ không bao giờ chấm dứt”. 

Đại sứ Pháp Francois Delattre kêu gọi Nga tăng cường áp lực lên Tổng thống Assad và đồng thời gửi một thông điệp tới chính quyền Trump. “Thành thật mà nói chúng tôi muốn người Mỹ cần phải nghiêm túc cam kết thực hiện các giải pháp ở Syria và phải thực sự đặt trọng tâm vào vấn đề để giải quyết”. 

Syria tuyên bố không dùng vũ khí hóa học

Trong khi Mỹ cùng nhiều nước cáo buộc Chính phủ Syria tiến hành vụ tấn công này bằng vũ khí hóa học. Ngày 6/4, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem khẳng định, các lực lượng vũ trang Syria “đã và sẽ không” sử dụng vũ khí hóa học ngay cả khi chống các nhóm thánh chiến.

Ông Muallem nói: “Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng: Quân đội Syria đã và sẽ không sử dụng các loại vũ khí này, không chỉ nhằm vào người dân của mình mà thậm chí còn không nhằm vào khủng bố - những kẻ tấn công người dân của chúng tôi bằng các quả đạn pháo của chúng”.

Tuy nhiên, không trực tiếp thực hiện vụ tấn công, nhưng theo ông Muallem, quân đội Syria đã ném bom trúng một nhà kho chứa vũ khí hóa học của nhánh khủng bố al-Qaida tại Syria.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.