Mỹ chuẩn bị “trình làng” thiết kế máy bay ném bom mới

Mỹ hiện đã có một hạm đội máy bay ném bom tàng hình B-2. Ảnh: AFP
Mỹ hiện đã có một hạm đội máy bay ném bom tàng hình B-2. Ảnh: AFP
(PLO) - Không quân Mỹ trong vài tuần tới dự kiến công bố người chiến thắng trong cuộc đua giành hợp đồng xây dựng thế hệ máy bay ném bom tầm xa mới thay thế các máy bay đã cũ kỹ có từ thời Chiến tranh Lạnh.
Theo AFP, các ứng viên tiềm năng sẽ giành được hợp đồng quy mô lớn, có giá trị nhiều tỉ USD thuộc chương trình máy bay ném bom tấn công tầm xa (LRSB) gồm Cty Northrop Grumman hoặc liên doanh Boeing và Lockheed Martin. Các nguồn tin cho biết, chương trình này gồm việc sản xuất từ 80 tới 100 máy bay ném bom chiến lược để thay thế hạm đội máy bay B52 và B1 của Mỹ. Mỗi chiếc dự kiến có giá khoảng 550 triệu USD tính theo đơn giá được nêu trong kế hoạch thực hiện chương trình năm 2010.
Các chuyên gia và các nhà quan sát ngành công nghiệp vũ khí cho hay, mẫu máy bay ném bom mới của Mỹ dự kiến rất khác biệt so với các mẫu máy cũ sắp được thay thế. Ví dụ, không chỉ thực hiện nhiệm vụ vận chuyển bom, hạt nhân hay các vật liệu khác, các máy bay mới của Mỹ sẽ là các cỗ máy thu thập thông tin trên cao do được trang bị đầy những cảm biến và thiết bị giám sát để “vợt” thông tin. 
Nhà phân tích hàng không Richard Aboulafia cho rằng LRSB nhiều khả năng sẽ được thiết kế với năng lực tàng hình khiến máy bay này khó có thể bị phát hiện trên radar. Ngoài ra, thiết bị này cũng sẽ được trang bị tính năng che giấu các tín hiệu điện tử do máy bay phát ra và nhiều thiết bị làm nhiễu sóng cực mạnh nhằm ngăn kẻ thù tấn công. 
Ông Aboulafia cũng nhận định rằng mẫu máy bay mới sẽ không được thiết kế để bay ở tốc độ siêu thanh vì như vậy sẽ đốt cháy quá nhiều nhiên liệu và giảm tầm hoạt động của máy bay, đồng thời khiến nó dễ bị phát hiện hơn. “Không gây tiếng ồn, không tạo tín hiệu radar, bay ở độ cao cao nhất có thể và dĩ nhiên có các hệ thống làm nhiễu tín hiệu để ngăn khả năng bị tấn công” – ông Aboulafia dự báo về mẫu máy bay ném bom mới của Mỹ.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng muốn những chiếc máy bay mới có khả năng bay mà không cần tổ lái và có thể tiếp nhiên liệu trên không. Tuy nhiên, ông Aboulafia nhận định một chiếc máy bay ném bom điều khiển từ xa không phải là một ý hay vì nó có thể khiến máy bay dễ bị tấn công mạng và sẽ cần phải bị kích hoạt nổ qua một nút bấm nếu có bất kỳ trục trặc nào xảy ra trong quá trình hoạt động. “Phi công luôn là chính sách bảo hiểm rẻ nhất” – ông nói và giải thích rằng tổ lái thường sẽ có thể xử lý các bất thường xảy ra với máy bay.
Việc có thể bay ở độ cao cực kỳ lớn cũng là một yêu cầu rất quan trọng đối với thế hệ máy bay ném bom mới của Mỹ vì nó có thể giúp cho máy bay vượt khỏi tầm tấn công của các máy bay chiến đấu và các tên lửa đất đối không trong bối cảnh nhiều nước hiện nay đang đầu tư mạnh vào các hệ thống tên lửa và radar tối tân nhằm ngăn chặn khả năng tiếp cận của kẻ thù. 
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thế hệ máy bay ném bom mới của Mỹ sẽ được thiết kế rất tiên tiến để đáp ứng nhu cầu triển khai nhưng vẫn sẽ cần phải mất nhiều năm thử nghiệm mới có thể triển khai trên thực tế. Do vậy, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của các máy bay này nhiều khả năng sẽ diễn ra vào giữa năm 2020 và sẽ phải đến khoảng năm 2030 mới có thể được đưa vào sử dụng trên thực địa.
Mỹ hiện đã có một hạm đội máy bay ném bom tàng hình B-2, có khả năng tránh gần như hoàn toàn radar và có thiết kế khá đặc biệt khiến nó có hình dạng gần như một chiếc boomerang trong tưởng tượng. Tuy nhiên, nước này hiếm khi triển khai máy bay B-2 ở nước ngoài do nước này muốn bảo vệ các bí mật của những chiếc máy bay có giá trị lớn này. Các nguồn tin cho biết hiện chỉ có 20 chiếc B-2 đang được sử dụng.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.