Mười lăm ngày xác tín một dự báo: ‘1945 Việt Nam độc lập’

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử, ngày 2/9/1945.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử, ngày 2/9/1945.
Trong lịch sử cận hiện đại, chưa từng thấy một cuộc cách mạng nào như Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945, vừa là sản phẩm của quá trình 15 năm vận động tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, vừa xác tín một dự báo kết quả của một cuộc cách mạng xã hội đích thực.

Từ ‘sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại’…

Từ nửa cuối thế kỷ XVI sang thế kỷ XVII, khi xã hội phong kiến Đông-Tây đều phát triển đến thời hoàng kim và chuyển sang mạt kỳ, thì phương Tây vọt lên với quá trình thai nghén và bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản (mở đầu là Cách mạng Anh 1640); còn phương Đông đi vào giấc mộng dài mê mệt.

Xã hội Đại Việt thế kỷ XVII-XVIII chuyển vận trong thế suy vong, liên miên chiến tranh và tranh giành quyền lực phong kiến, nhiều nhân tố và mầm mống mới nảy sinh nhưng sớm thui chột. Cho đến khi hoàn chỉnh cương vực lãnh thổ rộng mở và thống nhất, thì vẫn đứng trước ngã ba đường: Đi đâu và về đâu? Thế kỷ XIX chủ nghĩa thực dân phương Tây bành trướng sang phương Đông, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia phong kiến khác ở đây trở thành miếng mồi ngon của tư bản để biến thành thuộc địa.

Mấy trăm năm như thế, quốc gia Việt Nam không có tên trên bản đồ, đất nước bị chia thành các xứ, dân tộc bị ngoại bang cai trị… Nguyễn Ái Quốc trong bài viết “Đông Dương” trên tạp chí La Revue Communiste số 15 ra tháng 5/1921 cho rằng: “Người châu Á tuy bị người phương Tây coi là lạc hậu vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG H.2011, trang 47).

… đến dự báo ‘1945 Việt Nam độc lập’

Tháng 2/1942, Chiến tranh thế giới lần thứ II đang phát triển đến giai đoạn quyết liệt, các mặt trận đang mở rộng cả ở châu Âu và châu Á (phát xít Đức đã chiếm một nửa châu Âu, mặt trận Xô-Đức sau chiến dịch Barbarossa bước vào bước ngoặt quan trọng; Phát xít Nhật mở rộng chiến tranh ra toàn khu vực Đông Nam Á, đánh bại lực lượng hỗn hợp Đồng minh ở đây). Lúc ấy chưa ai có thể nói đến chiến tranh thế giới sẽ kết thúc thế nào, thì ở Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dự báo “1945 Việt Nam độc lập” (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG H.2011, trang 267).

Thực ra ngay khi về nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương ở Pác Bó (tháng 5/1941) đã phân tích tình hình và xác quyết: “Cuộc đế quốc chiến tranh này là cuộc xâu xé quyền lợi giữa hai đế quốc, đều vì mục đích tham lam muốn cướp giật và giành thuộc địa, thị trường của nhau”, do đó là điều kiện “thuận lợi cho cách mạng thế giới”; “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”; các dân tộc Đông Dương trong lúc này phải thấy rõ “quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc.

Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” (Văn kiện Đảng tập 7, Nxb CTQG H.2000 trang 97-113)

Trong thư “Kính cáo đồng bào” (ngày 6/6/1941), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc yêu cầu: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng”; trên báo Việt Nam độc lập số 113 ra ngày 21/12/1941, Người chỉ rõ “phận sự dân ta” phải: “Đồng tâm hợp lực. Muôn người một lòng. Nhân cơ hội này mà khôi phục lại Tổ quốc, mà làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Người chúc tết năm mới 1942 với quyết đoán: “Nga nhất định thắng, Đức nhất định bại. Anh-Mỹ sẽ được, Nhật Bản sẽ thua. Đó là một dịp rất tốt cho dân ta khởi nghĩa đánh đuổi Pháp, Nhật, làm cho Tổ quốc ta được độc lập, tự do” (Báo Việt Nam độc lập, số 114, ngày 1/1/1942).

Khi chiến tranh thế giới đi vào giai đoạn kết thúc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc càng thấy rõ “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng”; Người có “Thư gửi đồng bào toàn quốc” (tháng 10/1944) nhắc nhở: “Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Người cùng Đảng và Việt Minh nêu cao ý chí quyết tâm “Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.
Nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.

15 ngày xác tín thành công

“Không phải Nhật bại mà bỗng nhiên ta được giải phóng, tự do”. Nghe tin Nhật đầu hàng, ngày 13/8/1945 Đảng triệu tập Hội nghị Toàn quốc quyết định phát động Tổng khởi nghĩa; ngay sau đó Tổng bộ Việt Minh triệu tập Quốc dân đại hội thống nhất toàn thể dân tộc trước giờ hành động; Chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng-lãnh tụ Hồ Chí Minh kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Tại thủ phủ của chính quyền thuộc địa, từ chiều ngày 17/8, Tổng hội công chức tổ chức cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn; hàng vạn quần chúng khắp nơi kéo vào thành phố, cả lính bảo an, cảnh sát cũng đến giữ trật tự; Khâm sai Bắc Kỳ xin từ chức. Sáng sớm ngày 19/8, cả Hà Nội rực màu cờ đỏ sao vàng; hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng, rồi tỏa đi các nơi giành chính quyền.

Tại kinh đô của nhà nước phong kiến Việt Nam, chiều ngày 23/8 hàng vạn nhân dân Thừa Thiên-Huế tập trung thành hàng ngũ chỉnh tề dưới rừng cờ đỏ sao vàng ở sân vận động Huế, biến cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim thành cuộc biểu dương lực lượng của cách mạng; Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố chính quyền về tay nhân dân. Chiều 30/8/1945, lễ thoái vị của vua Bảo Đại được tổ chức tại lầu Ngọ Môn trong Kinh thành, đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến.

Xứ ủy Nam kỳ nghe tin Nhật đầu hàng liền triệu tập hội nghị ở làng Tân Nhật bên sông Chợ Đệm để chớp thời cơ đứng lên giành chính quyền. Nhưng dấu ấn và bài học xương máu Khởi nghĩa Nam kỳ 1940 đã nhắc nhở người tổ chức lãnh đạo cách mạng phải cẩn trọng. Cuộc họp ngày 16/8 chỉ quyết định đẩy mạnh hơn nữa chuẩn bị khởi nghĩa và chờ đợi tình hình. Cuộc họp ngày 21/8 (lần 2) đã tự tin hơn khi biết Hà Nội khởi nghĩa thành công, nhưng lo quân địch còn đông sẽ chống cự gây đổ máu, nên quyết định thí điểm khởi nghĩa ở Tân An. Cuộc họp ngày 23/8 (lần 3) khi Tân An khởi nghĩa thành công, quyết định dứt khoát giành chính quyền ở Sài Gòn ngay trong đêm 24/8.

Từ chiều 24/8 Thanh niên Tiền phong xung kích, Tổng Công đoàn, các đoàn thể Việt Minh chiếm giữ dinh Khâm sai và các vị trí quan trọng, xe diễu hành cắm cờ Việt Minh chạy khắp phố; lực lượng khởi nghĩa các nơi kéo vào. Sáng sớm ngày 25/8 khoảng 1 triệu người tham gia cuộc biểu tình, tạo thành sức mạnh áp đảo giành chính quyền.

Chỉ 15 ngày Tổng khởi nghĩa bùng lên như ngọn lửa thần kỳ loang cháy khắp cánh đồng cỏ khô. Đến ngày 28/8, từ đất liền đến hải đảo, toàn bộ chính quyền cách mạng đã về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945 cả nước đón mừng ngày Độc lập, Chính phủ cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra mắt quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; một “Nước Việt Nam từ máu lửa; Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi, Đất nước).

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào” về cuộc cách mạng vĩ đại ấy. Ngày nay, khi kiểm nghiệm, đối chứng với lịch sử dân tộc thế kỷ XX và cả trước đó, vẫn thấy Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là có một không hai trong lịch sử cận hiện đại, xác lập chính danh nền dân chủ cộng hòa ở Việt Nam, đưa dân tộc vào thời kỳ chấn hưng với kỷ nguyên mới, sáng tạo một điển hình thành công về cách mạng vô sản ở thuộc địa, khai phá thành công một mô hình cách mạng xã hội mang bản sắc Việt Nam.

Nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.
Nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.