Tiếp bước con đường Cách mạng Tháng Tám

Tiếp bước con đường Cách mạng Tháng Tám
(PLO) - Không chỉ mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tinh thần quật khởi và những bài học lịch sử vô giá của Cách mạng Tháng Tám đã trở thành động lực tinh thần to lớn, giúp toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết một lòng, đánh thắng các thế lực ngoại xâm, thực hiện thống nhất đất nước và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, lãnh đạo nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai.

Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng

Đêm 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đại diện cho tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thúc giục toàn dân đứng lên cứu nước. Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước ta với ý chí “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội. Sau 9 năm chiến đấu vô cùng oanh liệt, quân và dân ta đã đánh thắng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam đứng trước những thách thức chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Đất nước bị chia làm hai miền với hai chế độ chính trị đối lập nhau.  Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của hai miền đất nước và xu thế của thời đại, Đảng đã quyết định tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhằm mục tiêu chung chống Mỹ cứu nước, hoàn thành độc lập, thống nhất đất nước.

Tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng dưới sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng là đặc điểm hết sức độc đáo của cách mạng Việt Nam. Kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn này là sự kết hợp tiền tuyến với hậu phương, dân tộc với quốc tế, chiến đấu và xây dựng...

Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ đó, hai miền Nam - Bắc đã tạo nên sức mạnh to lớn hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của cả hai chiến lược cách mạng được tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau. Đó là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp, sức mạnh của ý chí, tinh thần quyết tâm giành độc lập dân tộc kết hợp đồng thời với sức mạnh của Chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam.

Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Hơn 40 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt, những thành tựu có được sau hơn 30 năm đổi mới đã làm thay đổi đời sống mọi mặt của người dân và hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế. 

Từ một nước nghèo, kém phát triển, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trở thành một quốc gia đang phát triển. Sau 30 năm đổi mới, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7%/năm; quy mô và tiềm lực của nền kinh tế không ngừng tăng lên: GDP tăng gấp gần 7 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp hơn 200 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp và dịch vụ năm 2016 đã chiếm trên 73% trong tổng GDP; GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt khoảng 2.215 USD…

Tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hóa và công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, năm 2016 còn dưới 10% (theo chuẩn nghèo đa chiều). Đã có hơn 98% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia. Tuổi thọ trung bình tăng từ 64,8 tuổi năm 1986 lên khoảng 73,4 tuổi năm 2016. Đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc.

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến ngày 20/7/2017, cả nước có 23.737 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 307,86 tỷ USD. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng hệ thống chính trị được đẩy mạnh và dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường.

Có thể thấy, những thành tựu đạt được trong suốt những năm qua sẽ là cơ sở và tiền đề quan trọng, quý báu để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trong giai đoạn mới. 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...