Mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030: Vẫn còn nhiều thách thức

Học sinh TP Hải Phòng hưởng ứng Ngày Phòng chống HIV AIDS. (Ảnh: Bộ YT)
Học sinh TP Hải Phòng hưởng ứng Ngày Phòng chống HIV AIDS. (Ảnh: Bộ YT)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Năm 2023 đánh dấu lần thứ 35 Ngày Thế giới phòng, chống AIDS được tổ chức. Mặc dù công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được nhiều thành quả tích cực, giúp chúng ta hướng tới mục tiêu 2030. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Việt Nam đã trải qua 33 năm phòng, chống HIV/AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) là một tình trạng mãn tính có khả năng đe dọa tính mạng con người do virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây ra. HIV tấn công hệ thống miễn dịch, làm suy yếu đến mức không thể chống lại nhiễm trùng, khiến cho người bệnh có thể chết vì bất cứ tổn thương nào. AIDS là căn bệnh lây lan qua đường tình dục không an toàn.

Trong giai đoạn thập kỷ 1960 - 1970, cuộc Cách mạng tình dục bùng nổ đã làm cho virus HIV lây lan khắp thế giới, trở thành căn bệnh thế kỷ. Kể từ khi được xác nhận là đại dịch những năm 80 của thế kỷ 20, AIDS đã giết chết tới 40,7 triệu người và lây nhiễm cho 85,5 triệu người trên toàn cầu. Năm 2004, AIDS được cho là đạt đỉnh khi làm khoảng 3 triệu người chết và hơn 37 triệu người nhiễm bệnh.

Từ năm 1988, khi AIDS bắt đầu hoành hành trên khắp thế giới, Liên hợp quốc đã chọn ngày 1/12 hàng năm làm Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS để cảnh báo một thảm họa đáng sợ trong thế kỷ 20.

Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tại Việt Nam, kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên, HIV đã cướp đi sinh mạng của gần 115.000 người, mỗi năm có gần 2.000 trường hợp tử vong liên quan đến HIV/AIDS.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và của nhân dân, Việt Nam đã trải qua 33 năm phòng, chống dịch HIV/AIDS và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng tiếp cận toàn diện và cung cấp dịch vụ từ dự phòng, xét nghiệm đến chăm sóc, hỗ trợ và điều trị.

Bên cạnh đó, độ bao phủ các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS liên tục được mở rộng và cải thiện về chất lượng. Nhiều mô hình, sáng kiến được nghiên cứu, áp dụng và triển khai phù hợp với điều kiện của Việt Nam và bối cảnh dịch HIV có nhiều thay đổi. Việt Nam cũng đã nỗ lực huy động nguồn lực tài chính trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhất là việc Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các dịch vụ về điều trị HIV/AIDS.

Theo các chuyên gia, chương trình phòng, chống HIV/AIDS đang đứng trước nhiều các thách thức. Với những nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị, theo ước tính của các tổ chức quốc tế, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã cứu được gần 1 triệu người không bị nhiễm HIV và khoảng hơn 200.000 người không bị tử vong liên quan đến HIV/AIDS.

Tuy nhiên sau một thời gian dài từng bước khống chế, kiểm soát được đại dịch HIV/AIDS, chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức, dịch đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Nhiễm HIV được phát hiện chủ yếu trong nhóm tuổi từ 15 - 29 và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh trong nhóm này.

Bên cạnh đó, nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ là những nhóm đối tượng nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Toàn quốc tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm này chiếm tới xấp xỉ 60% số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Có những địa phương báo cáo có tới hơn 80% người nhiễm HIV được phát hiện thời gian gần đây là thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Năm 2023, số trường hợp phát hiện mới nhiễm HIV tại Việt Nam sẽ tăng trên 13.000 trường hợp.

Tại Hà Nội, theo số liệu thống kê đến 31/10/2023, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS là 21.991 trường hợp. Trong đó 7550 trường hợp đã tử vong và 14.441 trường hợp nhiễm còn sống. Số trường hợp nhiễm HIV của Hà Nội chiếm 6,5% tổng số trường hợp nhiễm HIV của cả nước. Các trường hợp mới phát hiện trong 10 tháng đầu năm 2023 chủ yếu là nam giới (82,7%), lây truyền qua đường tình dục (53%), đường máu (10,4%), không có thông tin về đường lây (36,1%). Số người mắc HIV mới được phát hiện chủ yếu ở lứa tuổi từ 25 - 49 (57,1%) và 15 - 25 tuổi (30,2%). Nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới và vợ/chồng/bạn tình người nhiễm HIV là hai nhóm có số mới phát hiện nhiều nhất trong 10 tháng qua và chiếm tỉ lệ lần lượt là 32,4% và 18,4%, nhóm nghiện chích ma túy chỉ còn 10,4%.

Hạn chế lây nhiễm HIV trong cộng đồng

Đoàn diễu hành mit tinh cổ động toàn dân phòng chống HIVAIDS tại Hải Phòng. (Ảnh: Bộ YT).

Đoàn diễu hành mit tinh cổ động toàn dân phòng chống HIVAIDS tại Hải Phòng. (Ảnh: Bộ YT).

TS. Đoàn Thị Thùy Linh, Phó Trưởng phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, nhiều mô hình cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đang được áp dụng và được WHO khuyến cáo đều nhằm mục đích tạo sự thuận lợi và sự bảo mật nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Trong đó, hiệu quả của điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) đã được chứng minh rõ ràng với con số thống kê thực tế rằng những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV tuân thủ đúng sử dụng thuốc ARV hàng ngày có thể giảm nguy cơ lây nhiễm trên 90%.

Theo TS Thùy Linh, một số mô hình về PrEP mà Việt Nam đang triển khai hiện nay phải kể đến mô hình triển khai dịch vụ PrEP tại các cơ sở y tế công lập và hệ thống cơ sở y tế tư nhân; PrEP lưu động, điều trị PrEP từ xa - TelePrEP, khám toàn diện OSS, mô hình cung cấp dịch vụ cho nhóm khách hàng trẻ tuổi như học sinh, sinh viên… PrEP được điều trị bằng thuốc uống theo 2 phương thức: sử dụng hàng ngày và theo tình huống.

Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2023 với chủ đề “Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, HIV không chỉ là một bệnh truyền nhiễm mà còn là vấn đề y tế công cộng của mỗi quốc gia và toàn cầu. Năm nay đánh dấu mốc tròn 40 năm thế giới tìm ra virus HIV. Việt Nam đã trải qua 33 năm ứng phó với đại dịch HIV với gần 250.000 người nhiễm HIV. Biết bao thăng trầm, cảm xúc bởi khủng hoảng do HIV gây ra đã tác động không nhỏ đến kinh tế, xã hội và sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân, chúng ta đã và đang từng bước khống chế, kiểm soát được đại dịch.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho hay, dịch HIV/AIDS vẫn đang còn nhiều thách thức, những năm gần đây xu hướng dịch có dấu hiệu thay đổi, dịch tăng nhanh trong nhóm trẻ tuổi (từ 15 - 29 tuổi), các trường hợp mới phát hiện chủ yếu thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 80%.

Trước bối cảnh đó, Bộ Y tế cùng các Bộ, ngành và các địa phương trên cả nước tiếp tục triển khai mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng tiếp cận toàn diện. Cung cấp dịch vụ từ dự phòng, xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS. Mở rộng độ bao phủ các dịch vụ HIV có chất lượng. Huy động nguồn tài chính trong nước cho phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các dịch vụ về điều trị HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình, sáng kiến về cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được nghiên cứu, áp dụng và triển khai phù hợp với bối cảnh dịch HIV có nhiều thay đổi ở Việt Nam.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan bày tỏ, để góp phần kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030, chúng ta hãy cùng nhau cam kết, chung tay hành động ngay và luôn, mỗi hành động của chúng ta, dù nhỏ nhất cũng có thể góp phần kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Theo đó, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề nghị: Các cấp lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương tiếp tục quan tâm đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS, chỉ đạo các đơn vị liên quan bám sát các mục tiêu Chiến lược quốc gia của Chính phủ để xây dựng kế hoạch hành động cho từng năm, từng giai đoạn và triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS một cách sáng tạo và hiệu quả.

Các địa phương cần tăng cường đầu tư, phân bổ ngân sách, bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ngành Y tế cần tiếp tục tăng cường, mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị HIV. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại, điều trị HIV. Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân tiếp cận các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV.

Các tổ chức cộng đồng cần tham gia tích cực, mạnh mẽ hơn nữa, sáng tạo hơn nữa vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, nhất là trong cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho các nhóm đối tượng đích.

Đồng thời, Bộ trưởng Đào Hồng Lan mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm ủng hộ cả về tài chính và kỹ thuật, sự đồng hành và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS sẽ giúp Việt Nam tiếp cận nhanh hơn với khoa học kỹ thuật, với các sáng kiến mới, với các thực hành tốt, từ đó Việt Nam có thể sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Bà Ramla Khalidi, Quyền Điều phối viên thường trú, Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá, nhờ duy trì liên tục vai trò lãnh đạo, cam kết và các hành động mạnh mẽ trong công tác phòng, chống HIV, Việt Nam đã thành công trong việc đẩy mạnh hơn nữa việc đưa vào thí điểm và triển khai mở rộng các sáng kiến mới, lấy con người làm trung tâm, nhằm cải thiện hơn nữa tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV.

Theo bà Ramla Khalidi, có thể kể đến đề án cấp phát thuốc điều trị Methadone nhiều ngày, sáng kiến phân phát test để tự xét nghiệm HIV qua trang web, cấp phát thuốc ARV nhiều ngày và tốc độ mở rộng rất ấn tượng độ bao phủ dịch vụ dự phòng HIV trước phơi nhiễm (PrEP). Việc nhanh chóng triển khai các sáng kiến này đồng thời tiếp tục mở rộng các dịch vụ có tác động lớn trong phòng, chống dịch đã mang lại những kết quả to lớn trong việc đưa người nhiễm HIV vào điều trị và giữ cho những người đang điều trị HIV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế để họ không làm lây truyền HIV sang người khác và giảm số người nhiễm mới HIV.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.