Mức độ tin tưởng giữa Moscow và Washington xấu đi

Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Putin
(PLO) - Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu như vậy về quan hệ Nga – Mỹ kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng ngày 12/4.

Reuters cho hay, theo đoạn gỡ băng cuộc phỏng vấn do Điện Kremlin công bố, khi được hỏi về quan hệ Mỹ - Nga kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống, ông Putin nói: “Có thể nói rằng mức độ tin tưởng ở cấp sự vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự, đã không được cải thiện mà thậm chí còn xấu đi”. Về cáo buộc cho rằng Chính phủ Syria đã phát động vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở tỉnh Idlib, ông Putin khẳng định Damascus đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình.

Tổng thống Nga cho rằng có 2 cách lý giải chính về sự vụ ở tỉnh Idlib. Cách lý giải đầu tiên là các cuộc không kích do Chính phủ Syria tiến hành đã đánh trúng vào kho vũ khí hóa học của phe nổi dậy khiến khí độc bị phát tán ra ngoài. Hoặc cũng có khả năng vụ việc đã được dàn dựng để làm mất uy tín Chính phủ Syria.

Thông tin trên được đưa ra sau khi Chính phủ của Tổng thống Donald Trump ngày 11/4 cáo buộc Nga đã tìm cách bảo vệ chính quyền Syria khỏi những cáo buộc về vụ tấn công bằng khí độc chết người hôm 4/4. “Rõ ràng người Nga đang tìm cách che đậy những sự việc đã xảy ra ở đó”, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói và cho rằng Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đứng sau vụ việc.

Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer sau đó cũng khẳng định các thông tin thu được đều phù hợp với quan điểm của Mỹ về vụ việc. “Chỉ một mình Nga ủng hộ Syria hay nói thẳng ra thì họ không thừa nhận thực tế” – ông Spicer nói. Tuy nhiên, bản thân ông Spicer cũng tại cuộc họp báo đã vấp phải chỉ trích nặng nề khi tìm cách nhấn mạnh tính chất dã man của vụ tấn công bằng cách nói rằng: “Hèn hạ như Hitler cũng không sử dụng vũ khí hóa học”. Ngay sau đó, ông Spicer đã xin lỗi về phát biểu của mình và nói rằng ông không nên so sánh như vậy.

Ngày 12/4, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng đã lên tiếng thúc giục Nga ngừng trợ giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga, ông Tillerson có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sau khi nhấn mạnh rằng Assad có thể không còn đóng vai trò nào trong tương lai của Syria, theo BBC. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 12/4 cũng đã có cuộc điện đàm với ông Trump. Trong cuộc điện đàm, ông nói rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là “không thể chấp nhận được” và thúc giục một giải pháp chính trị cho Syria.

“Chúng ta phải kiên trì hướng tới một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria. Việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc  (LHQ) đảm bảo được sự thống nhất trong vấn đề Syria là rất quan trọng. Tôi hy vọng rằng Hội đồng Bảo an có thể có được tiếng nói thống nhất” – hãng tin Trung Quốc CCTV dẫn lời ông Tập nói. Phát biểu của ông Tập được đưa ra khi Hội đồng Bảo an LHQ cùng ngày tiến hành bỏ phiếu về nghị quyết yêu cầu Syria hợp tác trong cuộc điều tra về vụ tấn công. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.