Mùa xuân và những lễ hội riêng có

Hội xuân Tây Nguyên kéo dài chừng 2 đến 3 tháng, từ ngày đưa lúa vào kho đến ngày sấm ran đầu mùa… (Ảnh minh họa).
Hội xuân Tây Nguyên kéo dài chừng 2 đến 3 tháng, từ ngày đưa lúa vào kho đến ngày sấm ran đầu mùa… (Ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mùa lễ hội thứ hai trong đại dịch, chúng ta bước vào cuộc sống bình thường mới! Những lễ hội mùa xuân, tiếng cồng chiêng đại ngàn chỉ còn trong những không gian nhỏ đầy thương nhớ. Nhưng mạch nguồn ấy sẽ trở lại, khi dịch bệnh đi qua…

Vùng đất - mỗi bước chân đi là một huyền thoại

Có người nói Tây Nguyên là vùng đất mà mỗi bước chân đi là có một huyền thoại. Phía sau những ngọn thác trắng xóa, những cánh rừng đại ngàn xanh biếc có biết bao điều bí ẩn. Theo các nhà văn hóa, do tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, nên bất cứ điều gì liên quan đến sản xuất và đời sống con người, đều phải có sự cầu xin để được Yang (ông trời) cho phép tiến hành. Khi làm xong và được việc thì phải tạ ơn. Vi phạm luật lệ cộng đồng sẽ khiến Yang nổi giận thì phải tạ tội… Từ đó vùng đất Tây Nguyên diễn ra dày đặc các lễ thức, lễ nghi, lễ hội: lễ đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, lễ bỏ mả, lễ cướp chồng…

Dọc dài trên khắp buôn làng Tây Nguyên, rừng cây, bến nước thì nhà dài... là “không gian thiêng” truyền đời. Ở không gian ấy, tiếng chiêng cất lên như tiếng lòng, tạo nên chiều sâu văn hóa đặc trưng của các tộc nơi đây. Từng diễn hàng ngàn bài chiêng từ lễ hội của buôn làng đến huyện, tỉnh, nghệ nhân Y Wil Ênuôl (người Ê Đê ở buôn Ea Bông, xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột) hiểu hơn ai hết chất men say đã giúp mình bền bỉ với chiêng hơn nửa thế kỷ qua. Nhiều lần, ông bảo, người Tây Nguyên thích gọi nơi mình sống là “buôn”, là “làng” hơn là “thôn”, “xóm”. Trong ánh lửa bập bùng hay ánh trăng le lói qua những cánh rừng thâm u, xanh thẳm, bên căn nhà rông hoặc nhà dài, tiếng chiêng cất lên vang vọng, réo rắt như tiếng rền vang của tâm tư, ý nguyện cả cộng đồng.

Hiện vẫn chưa có thời gian diễn ra lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên cụ thể mà mỗi năm tổ chức vào một thời điểm khác nhau. Lễ hội cồng chiêng tổ chức luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên đó là Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông và Gia Lai.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có thể nói là một lễ hội lớn và thu hút du khách nhất ở Tây Nguyên, mà ai cũng muốn một lần có duyên tham dự. Nhờ vào những truyền thống quý báu còn lưu giữ và sự tinh tế trong nét văn hóa của người dân Tây Nguyên, lễ hội này đã trở thành di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại được Tổ chức UNESCO công nhận. Trong mùa lễ hội, bạn sẽ được hòa mình vào những giai điệu hào hùng hay nhẹ nhàng được đánh ra do những chiếc cồng chiêng người dân Tây Nguyên tự tay làm ra.

Đặc trưng trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng. “Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất/Đánh cho ma quỉ mải nghe đến quên làm hại người (Trường ca Đam San). Sử thi của người Ê Đê, M’Nông còn kể lại những cuộc “chiến tranh” giữa các bộ tộc nhằm chiếm đoạt cồng chiêng. Bởi lẽ, các tộc người Tây nguyên quan niệm nhạc cụ như con người, càng nhiều tuổi tiếng nói càng được tôn trọng. Cồng chiêng càng lâu năm, trải qua nhiều lần nghi lễ càng linh thiêng.

Cùng với đó, Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng đại ngàn Tây Nguyên như: Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa… Đó là ngày hội mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây nguyên. Lễ hội thường tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí, làm vang động núi rừng.

Vào khoảng tháng Chạp đến tháng 3 âm lịch, người Banar ở Tây Nguyên lại mở Lễ hội đâm trâu, gọi là Koh Kpo hoặc Groong Kpo Tonơi, để vui đón năm mới, mừng sức khỏe mọi người và cầu chúc mùa màng tươi tốt.

Và một trong những lễ hội riêng có ở Tây Nguyên, ấy là mùa xuân đi… “bắt chồng”. Tháng 2, tháng 3 trên Tây Nguyên mùa hoa cà phê nở trắng, những bông hoa pơlang trên những thân cây cao vút nở rực cả đất trời, khi “mùa con ong” đi lấy mật cũng là lúc ở khắp các bản làng của đồng bào Chu Ru ở Lâm Đồng rộn ràng bước vào mùa cưới, mùa bắt chồng của các thiếu nữ.

Theo chế độ mẫu hệ, khi đã ưng ý một chàng trai nào đó, cô gái sẽ về thông báo với gia đình. Vào ban đêm, khi mọi người đã say giấc nồng, thiếu nữ cùng 10 người thân trong gia đình sẽ đến nhà trai. Trước đây, những thiếu nữ không đủ tiền để cưới chồng chỉ cần dệt cho mình 3 chiếc khăn thổ cẩm để làm lễ vật sang nhà trai.

Nếu được sự đồng thuận, cô gái sẽ dâng khăn cho chàng trai và kể từ giây phút đó, họ đã được chấp nhận là con cái trong nhà. Hai bên tiến hành lễ hợp hôn cho đôi trai gái. Cô dâu (sơ đíu) và chú rể (pơ sang) sẽ trùm chung một tấm khăn trong khi nghe lời răn dạy của các bậc cao niên hai dòng họ về cuộc sống gia đình. Đến khoảng 1-2 giờ sáng, đôi trai gái sẽ được đưa về nhà gái, chính thức nên vợ, thành chồng.

Sau khi được đồng ý, cô dâu sẽ phải ở nhà chồng một tuần. Ngoài việc trổ tài làm nội trợ và làm các công việc nặng nhọc khác, cô dâu mới còn phải tự bỏ tiền túi ra sắm sửa một số đồ dùng cần thiết cho chồng. Đến ngày thứ 8 hoặc thứ 10 thì nhà gái mới đem lễ vật, có thể là một con heo hoặc lương thực, thực phẩm đủ làm 5-7 mâm cỗ cho nhà trai, gái thết đãi họ hàng, bà con. Tàn cuộc vui, nhà gái đưa các con về ở bên nhà mình.

Trong đám cưới, người thân, dân làng sẽ tổ chức màn đấu chiêng nhằm mong muốn cho mọi sự mâu thuẫn, bất đồng giữa hai họ sẽ được bỏ qua, cùng chung vui cho cặp vợ chồng mới cưới…

Ngôi nhà chung “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, tại Hà Nội, hoạt động điểm nhấn trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” diễn ra vào ngày 12 -13/2/2022 gồm lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần 2022; Lễ cắt băng khánh thành nhà truyền thống Nghệ An và nhà Rường truyền thống Quảng Nam, Khu các làng dân tộc IV và trồng cây lưu niệm; Tái hiện các Lễ hội truyền thống của các dân tộc nhân dịp đầu Xuân năm mới Nhâm Dần 2022; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, nói chuyện và chúc Tết đồng bào các dân tộc tại Ngôi nhà chung, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình “Bài ca Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân đất nước” diễn ra vào lúc 9 giờ 30 ngày 12/2/2022 tại Sân Lễ hội làng dân tộc Ba Na, khu các làng dân tộc II. Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô tỉnh Hà Giang sẽ được tái hiện vào lúc 9 giờ ngày 12/2/2022 tại Khu các làng dân tộc I. Lễ cưới của dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai được tái hiện chiều 12/2 tại Khu các làng dân tộc II. Du khách có thể tìm hiểu Lễ mừng lúa mới (nhô lir bong) của dân tộc K'ho tỉnh Lâm Đồng, sẽ diễn ra vào 9 giờ 30 ngày 12/2/2022 (ngày 12 tháng giêng) tại Sân Lễ hội làng dân tộc Ba Na, khu các làng dân tộc II…

Ngoài các hoạt động điểm nhấn, các hoạt động theo chủ đề, cuối tuần, cuối tháng như chương trình dân ca dân vũ “Khúc hát mùa xuân” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (ngày 3/2, tức mùng 3 Tết Nhâm Dần), chương trình giao lưu văn nghệ “Vui Tết đón Xuân” tại làng dân tộc Thái (ngày 4-5/2, tức mùng 4 -5 Tết Nhâm Dần) cùng các trò chơi như đi cà kheo, đánh yến, ném còn... và tổ chức chương trình “Hội xuân” đậm sắc màu Tây Bắc của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày; Tổ chức hoạt động hưởng ứng Tết trồng cây năm 2022 và phong trào “Sắc xanh bản làng” với ý nghĩa mùa nào thức ấy, vùng miền nào cây trồng ấy: Trồng 54 cây mận hậu tại không gian làng dân tộc Thái, tái hiện Lễ hội Ariêu Aza - Lễ hội “Mừng lúa mới” của đồng bào dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu tỉnh Thừa Thiên - Huế (27/2)...

Vào các ngày cuối tuần, các hoạt động “Vui Tết đón Xuân” tại không gian các làng đồng bào thể hiện các phong tục chúc Tết theo truyền thống và mang đậm sắc màu dân tộc vùng miền, nhất là thời gian từ mùng 5 Tết đến 15 tháng giêng; Giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa Xuân như múa xòe, nhảy sạp, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa…; Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống mùa xuân như: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến; Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc của đồng bào các dân tộc...

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các hoạt động trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022 diễn ra trang trọng, tiết kiệm, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Cuộc đời sóng gió của đại minh tinh Khánh Ngọc

(Nguồn: Nhạc xưa Blog)
(PLVN) - Nữ ca sĩ Khánh Ngọc ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc, phim ảnh năm 50 - 60 của thế kỷ trước nhờ tài năng và nhan sắc xinh đẹp. Bà được mệnh danh là nghệ sĩ toàn tài, xứng tầm với ba chữ “đại minh tinh”. Nhưng, đằng sau ánh hào quang, nữ ca sĩ đã trải qua cuộc đời đầy sóng gió.

Những 'chiếc nón cuộc đời'

Yến Trân giao lưu trực tuyến với các bạn trẻ. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - “Mỗi chúng ta đội một chiếc nón khác nhau, có thể là chiếc nón của kỹ sư, chiếc nón của bác sĩ… đôi khi định kiến bắt mình đội một chiếc nón của người nội trợ. Nhưng hãy tin rằng, bên trong bạn luôn có một sức mạnh, nội lực mạnh mẽ để đội chiếc nón của riêng mình”…

Văn minh khi tập yoga

Yoga nên được thực hành ở những nơi yên tĩnh, kín đáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Yoga năng lượng cuộc sống)
(PLVN) - Hiện nay, yoga là bộ môn được nhiều người Việt Nam lựa chọn luyện tập. Bên cạnh lợi ích về nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, vẫn còn đó những màn tập yoga “khó đỡ” nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Thừa Thiên Huế đón nhận bằng của UNESCO công nhận những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu khu vực

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao bằng công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu thế giới.
(PLVN) - Chiều ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới và công bố hoàn thành dự án “bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.

Nét riêng của áo dài xứ Huế

Áo dài và nón lá Huế tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
(PLVN) - Suốt dọc dài dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có, thế nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài, nón lá đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.