Mùa vàng ở bản Ka Ai…

BĐBP giúp dân bản Ka Ai thu hoạch vụ lúa chiêm.
BĐBP giúp dân bản Ka Ai thu hoạch vụ lúa chiêm.
(PLO) - Cuối tháng 5, cả bản Ka Ai (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) hối hả bước vào vụ gặt. Đến nay, với sự hướng dẫn, cầm tay chỉ việc của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (BPCKQT) Cha Lo, người Mày, người Sách bản Ka Ai đã thành thạo phương thức sản xuất lúa nước mà trước rất đỗi xa lạ với họ, mang về 6 vụ mùa no ấm.

Thành quả sau 6 mùa vụ

Mùa về, khắp nơi trong bản Ka Ai rộn rã tiếng nói, tiếng cười. Những hạt lúa vàng đối với người Mày, người Sách ở Ka Ai càng mang ý nghĩa thiêng liêng vì nó được tạo ra từ những giọt mồ hôi, công sức lao động và tình đoàn kết, gắn bó giữa những người lính Biên phòng với người dân trên rẻo núi cao thuộc dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Người dân Ka Ai nhớ rất rõ mùa hè năm 2014, dưới cái nắng như đổ lửa của biên giới miền Trung, hơn 20 cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCKQT Cha Lo, BĐBP Quảng Bình cùng với đông đảo bà con, dân bản đã khẩn trương xuống đồng chuẩn bị cho vụ sản xuất lúa nước đầu tiên ở bản Ka Ai. Theo kế hoạch, ngày 16/6/2014, cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCKQT Cha Lo sẽ cùng đồng bào dân tộc Mày, Khùa tiến hành gieo xong 5ha ở bản Ka Ai. Do đó, việc gieo hạt vụ hè thu đầu tiên ở đây được tiến hành sớm hơn so với các vùng khác nhằm kịp thu hoạch trước khi mùa mưa lũ về.

Để đảm bảo vụ mùa đầu tiên thắng lợi, từ ngày 15/5/2014, Đồn Cha Lo đã cử 20 cán bộ, chiến sĩ với sự chỉ huy của Thiếu tá Ngô Thanh Tuấn - Chính trị viên phó và Thượng úy Phạm Xuân Ninh phụ trách hướng dẫn về kỹ thuật xuống “cắm chốt” ở địa bàn cùng lao động, hướng dẫn bà con sản xuất. Bộ đội và nhân dân đã tập trung nhặt đá, đắp bờ chia thửa, cày, bừa, bỏ phân xuống ruộng cho đến khi gieo hạt giống.

Giống như những vùng đất khác của quê hương miền Trung, bản biên giới Ka Ai thường xuyên phải gánh chịu thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng như đổ lửa, gió Lào quạt rát mặt. Nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến 39-41 độ C, khiến cho công việc lao động của những người lính Biên phòng và bà con dân bản càng vất vả hơn nhiều. 

Để hỗ trợ sức lao động cho quân dân trên cánh đồng Ka Ai, hai chiếc máy cày đã được tăng cường, trâu bò của dân bản cũng được huy động để làm ruộng theo phương pháp truyền thống. Nhân dân trong bản được bộ đội động viên tích cực tham gia lao động sản xuất với tinh thần tự giác và quyết tâm cao nhất. 

Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá Ngô Thanh Tuấn cho biết: “Lao động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chúng tôi đã điều chỉnh thời gian làm việc một cách hợp lý, buổi sáng có thể làm sớm và nghỉ sớm hơn, buổi chiều làm muộn và nghỉ muộn hơn để bảo đảm sức khỏe cho mọi người. Chúng tôi luôn đặt năng suất lao động lên hàng đầu, sẵn sàng nghe và tiếp thu những sáng kiến của bộ đội cũng như bà con dân bản trong quá trình lao động. Điều quan trọng là, 100% cán bộ, chiến sĩ đều nhận thức được ý nghĩa của công trình ruộng lúa nước, từ đó cùng đồng sức, đồng lòng để hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người Mày, người Sách bản Ka Ai

Ka Ai có 72 hộ, với 323 nhân khẩu đồng bào dân tộc Sách, Mày định cư từ trước đến nay. Điều kiện tự nhiên ở đây có nhiều đồi núi dốc, thời tiết rất khắc nghiệt, trình độ nhận thức, sản xuất của đồng bào còn nhiều hạn chế. Đời sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào việc săn bắn, canh tác lương thực trên nương rẫy, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống của bà con rất khó khăn, thiếu thốn, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại. 

 Năm 2013, BĐBP Quảng Bình đã kêu gọi, phối hợp xây dựng 33 căn nhà kiên cố giúp đồng bào ổn định cuộc sống. Sau khi giúp đồng bào “an cư”, BĐBP Quảng Bình đã nghĩ đến phương án cần có một dự án mang tính chiến lược để giúp các hộ dân Sách, Khùa ở đây lạc nghiệp, xóa đói giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở đó, BĐBP Quảng Bình đã tiến hành khảo sát điều kiện đất đai, nước, khí hậu và đi đến kết luận, ở Ka Ai có thể triển khai trồng được lúa nước. 

Sau thành công của dự án lúa nước trên biên giới ở Tân Ly, Chăm Pu, Cà Xèng và quan trọng hơn là nhìn thấy được giấc mơ, khát khao của người dân, BĐBP Quảng Bình quyết định đầu tư, hướng dẫn nhân dân bản Ka Ai sản xuất cây lúa nước. Ngay sau đó, dự án lúa nước ở Ka Ai với diện tích khoảng 5ha và công trình dẫn nước sinh hoạt về phục vụ dân bản có tổng vốn đầu tư lên đến 6,3 tỷ đồng đã được triển khai, hiện nay đang chuẩn bị gieo hạt giống vụ đầu tiên.

Tính đến nay, sau 6 vụ mùa sản xuất lúa nước tại bản Ka Ai, với sự hướng dẫn, cầm tay chỉ việc của cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCKQT Cha Lo, đồng bào bản Ka Ai đã từng bước thành thạo với phương thức sản xuất lúa nước mà trước đây đối với họ rất đỗi xa lạ.

Ông Hồ Hùng - Bí thư Chi bộ bản Ka Ai tâm sự: “Bà con mình nói rằng, về xuôi thấy bà con dưới đó làm lúa nước khỏe hơn và không hay mất mùa như làm rẫy nên ai cũng muốn làm. Được BĐBP giúp đỡ nên bà con đã có ruộng, được chia lúa sau khi thu hoạch nên mừng lắm. Giờ cả bản đều biết trồng lúa nước, lo được gạo ăn rồi”.

Thượng tá Trần Đình Bính - Chính trị viên Đồn BPCKQT Cha Lo cho biết: “Khác với những vụ mùa trước, vụ mùa năm nay, đồng bào bản Ka Ai đã chủ động  được công việc của mình, cơ bản nắm chắc các quy trình sản xuất lúa nước. Cán bộ Đồn Biên phòng chỉ hướng dẫn thêm về kỹ thuật. Năng suất của vụ mùa này cao hơn hẳn so với các vụ mùa trước, ước tính hơn 4,5 tấn/ha”.

Với những thành quả đạt được sau 6 vụ mùa, có thể khẳng định, đây chính là giải pháp cơ bản để giúp bà con vùng đất biên cương xóa đói giảm nghèo mà lâu nay chính quyền, các ngành chức năng từ huyện đến xã trăn trở. Việc trợ cấp gạo hàng tháng chỉ là tạm thời trước mắt, còn việc trồng lúa nước mới thực sự trở thành “cần câu” để giúp bà con ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ đây, câu chuyện về sản xuất cây lúa nước trên rẻo cao đầy núi đá vôi đã được làm nên bằng tình cảm quân - dân gắn bó...

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.