Múa sư tử Mèo: Di sản văn hoá của người xứ Lạng

Múa sư tử là hoạt động thể hiện khát vọng của con người về cuộc sống tốt đẹp hơn
Múa sư tử là hoạt động thể hiện khát vọng của con người về cuộc sống tốt đẹp hơn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong tiếng Nùng, sư tử mèo là “kỳ lằn”, tức kỳ lân - một trong Tứ linh: long, lân, quy, phụng. Vào dịp Tết Nguyên đán, đội múa sư tử mèo đi từng nhà trong bản để cầu cho gia chủ sức khỏe, năm mới ăn nên làm ra.

Khi nhắc đến những điệu múa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn trong các dịp lễ hội không thể không nói tới điệu múa sư tử mèo.

Múa sư tử mèo mang nhiều ý nghĩa, không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ của người miền núi, mà còn là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Hiện tại, múa sư tử mèo tập trung chủ yếu ở các huyện: Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia và Tràng Định.

Hoạt động này thường được biểu diễn vào mùng 1, mùng 2 Tết Nguyên đán và một số dịp đặc biệt như ngày hội xuống đồng, Trung thu, lễ khởi công, vào nhà mới...

Múa sư tử mèo mang nhiều ý nghĩa, bởi đây không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ của người miền núi, mà còn là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, năm mới sư tử mèo đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó. Hội Lồng tồng cũng không thể thiếu màn múa sư tử mèo.

Mỗi đội múa sư tử mèo có từ 8 - 16 người gồm: người múa sư tử, đười ươi, mặt khỉ và đội múa võ dân tộc. Với nhiều bài múa như: đi đường, bài mừng, bái tổ, cầu may, nhào lộn qua vòng lửa… cùng các điệu nhạc khác nhau, múa sư tử mèo vừa thể hiện tinh thần thượng võ của người vùng cao, vừa là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có gần 100 đội múa Sư tử mèo, với gần 1000 biểu diễn cùng hàng chục nghệ nhân làm đầu sư tử mèo.

Mỗi đội múa sư tử mèo có từ 8 - 16 người, gồm: Người múa sư tử, đười ươi, mặt khỉ và đội múa võ dân tộc. Cũng tùy vào không gian, địa điểm, mục đích, yêu cầu múa sư tử mèo có nhiều bài múa cho phù hợp như: Múa chào thần thánh, bái tổ, cầu may, múa tại hội lồng tồng, nhào lộn qua vòng lửa…

Với những giá trị văn hóa truyền thống, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Múa sư tử của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

Qua đó nhằm đưa loại hình này trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch hấp dẫn riêng có của xứ Lạng, góp phần làm phong phú thêm hành trình tham quan, khám phá, trải nghiệm của du khách tham quan du lịch trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn.

Tin cùng chuyên mục

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Đọc thêm

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.