Mưa giông ở miền Bắc khiến 3 người tử vong

Mưa giông ở các tỉnh miền núi phía Bắc gây thiệt hại nặng nề.
Mưa giông ở các tỉnh miền núi phía Bắc gây thiệt hại nặng nề.
(PLVN) - Mưa giông, lốc đã khiến các tỉnh miền núi phía Bắc thiệt hại nặng nề với 3 người tử vong, 3 người bị thương, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. 

Hà Giang

Thiên tai đã làm chết 1 người. Khoảng 18h ngày 22/4, Thèn Thị Rích (SN 1971, trú tại thôn Bản Cậy, xã Tụ Nhân (Hoàng Su Phì) đi lấy sắn về đúng lúc trời giông, mưa lớn, bị cây thông đổ vào người gây tử vong. Do mưa lớn, trời tối nên đến khoảng 5h ngày 23/4, gia đình mới tìm thấy thi thể nạn nhân ở khe nước phía dưới hiện trường khoảng 30m.

Lực lượng chức năng tìm kiếm thi thể nạn nhân tử vong do cây đổ vào người.
 Lực lượng chức năng tìm kiếm thi thể nạn nhân tử vong do cây đổ vào người.

Giông lốc cũng làm thiệt hại 915 nhà ở của người dân, trong đó có 235 nhà bị tốc mái hoàn toàn, 141 nhà bị tốc mái thiệt hại từ 70 -90%, 96 nhà bị tốc mái từ 50 - 70%, 166 nhà bị tốc mái từ 30 - 50%, 271 nhà bị tốc mái từ 10 – 30%, 6 nhà bị sạt ta luy dương tại huyện Hoàng Su Phì. 

Mưa lớn kèm theo gió lốc và mưa đá gây hư hỏng 18 công trình phúc lợi tại huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì và Mèo Vạc; hơn 560 ha diện tích hoa màu của người dân bị hư hại, 1 ha cây keo tại huyện Vị Xuyên bị gãy; làm gãy đổ 3 cột điện đường dây 0,4kV tại thành phố Hà Giang, huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phì... Ước tổng thiệt hại toàn tỉnh gần 3 tỷ đồng.

Yên Bái

Tối 22/4, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có xảy ra mưa đá, giông và lốc kèm sét đánh đã làm chị Giàng Thị Xáy (42 tuổi, ở bản Hú Trù Lình, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải) tử vong.

Thống kê từ các huyện, số nhà bị ảnh hưởng do mưa đá, giông lốc đã tăng lên 789 nhà. Trong đó: sập đổ hoàn toàn 8 nhà ( huyện Trấn Yên 2 nhà, huyện Văn Yên 3 nhà, huyện Lục Yên 3 nhà); tốc mái trên 70%: 45 nhà (trong đó Yên Bình 1, thành phố Yên Bái 43, Mù Cang Chải1); tốc mái từ 30-50% là 555 nhà ....

Người dân dọn dẹp sau mưa, giông.
 Người dân dọn dẹp sau mưa, giông.

Diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại cũng tăng lên 117,7 ha, tập trung ở các huyện Trấn Yên, Lục Yên và thành phố yên Bái. Cây lâm nghiệp bị gẫy đổ tiếp tục tăng lên 145,5 ha (trong đó huyện Trấn Yên 102,0 ha; thành phố Yên Bái 29,0 ha, Lục Yên 14,5 ha). Ngoài ra một số diện tích nhỏ cây ăn quả ở Lục Yên, nuôi thủy sản ở Trấn Yên cũng bị thiệt hại.

Nhiều nhà xưởng, phòng học, nhà văn hóa  ở huyện Trấn Yên bị thiệt hại... Ước tính thiệt hại khoảng 8,5 tỷ đồng.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) các huyện đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT-TKCN các xã tiếp tục rà soát thống kê thiệt hại, theo dõi diễn biến thời tiết, giữ liên lạc 24/24 giờ, kịp thời báo cáo khi có thiệt hại xảy ra.

Sơn La

Theo báo cáo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, mưa đá, giông lốc xảy ra vào khoảng 21h ngày 22/4 trên địa bàn các huyện Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Cụ thể, 1 người tử vong do đá lăn (bà Lò Thị Tuyết SN 1982, trú tại xã Nà Bó, huyện Mai Sơn), 47 nhà ở bị hư hỏng, 350 ha về nông nghiệp và cây ăn quả bị ảnh hưởng, 1 lớp học tại bản Nong Hoi (Mường La) bị thiệt hại.

Lào Cai

Trong khi đó, tại Lào Cai giông lốc đã làm 1 người ở phường Duyên Hải (TP Lào Cai) bị thương do tấm lợp rơi vào đầu, hiện đang được điều trị tại bệnh viện.

Giông lốc cũng làm hư hỏng 602 nhà gồm: Sa Pa 235 nhà, Bảo Thắng 142 nhà, Văn Bàn 74 nhà, thành phố Lào Cai 67 nhà, Mường Khương 64 nhà, Bát Xát 11 nhà, Bảo Yên 8 nhà, Si Ma Cai 1 nhà. Nhà thiệt hại 70% là 67 nhà; thiệt hại 50%-70% là 64 nhà; thiệt hại 30%-50% là 92 nhà; dưới 30% là 376 nhà.

Một ngôi nhà bị đổ sập sau mưa, giông.
 Một ngôi nhà bị đổ sập sau mưa, giông.

Giông lốc, mưa đá làm thiệt hại 3,1 ha lúa tại các huyện: Bảo Yên 2 ha, Bảo Thắng 1 ha, Văn Bàn 0,1 ha; làm 107,2 ha ngô, rau màu bị thiệt hại: Sa Pa 100 ha, Mường Khương 2,5 ha, Bảo Yên 2 ha, thành phố Lào Cai 1,7 ha, Bảo Thắng 1 ha. Bên cạnh đó có 2,7 ha cây ăn quả bị thiệt hại: Văn Bàn 1 ha và thành phố Lào Cai 1,7 ha.

Lai Châu

Khoảng 18h30’ ngày 22/4, trên địa bàn huyện Tân Uyên xảy ra gió lốc và mưa lớn gây thiệt hại về nhà ở, tài sản, hoa màu với tổng kinh phí khoảng 4 tỷ đồng.

Trong đó, có tổng số 163 hộ bị gió lốc làm tốc mái, tập trung tại thị trấn Tân Uyên và các xã: Trung Đồng, Thân Thuộc, Tà Mít, Pắc Ta, Nậm Cần, Phúc Khoa, Nậm Sỏ (nhiều nhất với 96 hộ). Còn tại thị trấn Tân Uyên và xã Trung Đồng, Nậm Cần có 4,26ha ngô, chanh leo và cây ăn quả bị gãy, đổ.

Ngoài ra, trên địa bàn thị trấn Tân Uyên có 1 hộ bị đổ tường rào; rách, đổ biển quảng cáo. 6 hộ nuôi cá lồng tại xã Tà Mít; công trình điện chiếu sáng tại xã Phúc Khoa bị ảnh hưởng...

Còn tại Điện Biên từ ngày 18 - 23/4, trên địa bàn một số huyện trong tỉnh đã xảy ra giông lốc, mưa đá gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, rau màu của nhân dân.

Giông lốc đã làm 585 ngôi nhà bị tốc mái, trong đó 187 ngôi nhà thiệt hại trên 70% (10 nhà tại xã Mường Mươn, huyện Mường Chà; 4 nhà tại huyện Mường Nhé, 173 nhà tại huyện Nậm Pồ); 134 ngôi nhà ở huyện Nậm Pồ bị thiệt hại từ 30 - 50% và 264 nhà bị thiệt hại dưới 30% (9 ngôi nhà ở huyện Điện Biên Đông, 26 nhà tại huyện Mường Nhé, 95 nhà tại huyện Tuần Giáo và 134 nhà tại huyện Nậm Pồ).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.