Một sản phụ tử vong do nghi ngộ độc thuốc gây tê tủy sống

Một sản phụ tử vong do nghi ngộ độc thuốc gây tê tủy sống
(PLVN) - Sáng ngày 14/10, Bệnh viện đa khoa tư nhân Phúc Hưng (Quảng Ngãi) đã thông tin về trường hợp một sản phụ tử vong do nghi ngộ độc thuốc gây tê tủy sống.

Theo báo cáo của Bệnh viện đa khoa tư nhân Phúc Hưng (Quảng Ngãi), sản phụ tên Phan Thị Kỳ D, sinh năm 1995, ở tại xã Sơn Màu huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.

Sản phụ có thai 39 tuần và mang thai lần 2  dấu hiệu đau bụng chuyển dạ, vào viện lúc 07 giờ 52 phút ngày 13/10. Đến 9 giờ 22 phút các bác sĩ hội chẩn và quyết định mổ bắt con. Sản phụ có tiền sử vết mổ cũ lần thứ 1.

Lúc đầu vào viện của sản phụ tỉnh táo tiếp xúc được, thể trạng trung bình; Mạch 70 lần/phút; Nhiệt độ: 37°C; Huyết áp 110/70 mmHg; Tim nhịp đều; Phổi thở đều. Bụng tử cung trên rốn.

Khi chuyển sản phụ vào phòng mổ các bác sĩ tiến hành gây tê tủy sống bằng thuốc Bupivacain WPW Spinal 0.5 % Heavy. Sau 5 phút thì sản phụ xuất hiện đau tê vùng mông rồi co giật hai chân. Sản phụ được chuyển gây mê toàn thân. Mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy ra một bé gái - Apgar 9 điểm, cân nặng 3000gram.

Bệnh viện đa khoa tư nhân Phúc Hưng nơi sản phụ đến sinh con
Bệnh viện đa khoa tư nhân Phúc Hưng nơi sản phụ đến sinh con 

Sau đó sản phụ co giật toàn thân, nhưng vẫn được khâu lại vết mổ và chuyển sang hồi sức sau mổ, hồi sức tích cực, chống co giật. Tình trạng bệnh không cải thiện nên được hội chẩn và chuyển qua Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.

Sản phụ được hồi sức tại Khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đến khoảng hơn 2 giờ sau sản phụ được chuyển đi Đà Nẵng nhưng sản phụ yếu dần và được đưa vào Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam hồi sức nhưng không qua khỏi nên đã tử vong.

Theo Báo Quảng Ngãi, bác sĩ Hồ Văn Quang- Trưởng Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa tư nhân Phúc Hưng cho biết: Quy trình tiến hành gây tê tủy sống đối sản phụ D đều được thực hiện theo quy định. Nhưng ngay sau đó, bệnh nhân đã có các dấu hiệu của ngộ độc thuốc tê tác động lên hệ thần kinh và tim, mạch. Ngay khi phát hiện, kíp mổ cũng thực hiện đúng các bước xử trí các triệu chứng của ngộ độc thuốc tê. Nhưng rất tiếc, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Trong y khoa, ngộ độc thuốc tê chiếm tỷ lệ 1/10.000 trường hợp. Tức là, trong số 10.000 người được sử dụng thuốc tê thì có 1 bệnh nhân có các triệu chứng của việc bị ngộ độc. Tỷ lệ xảy ra ngộ độc thuốc tê vô cùng thấp, nhưng tỷ lệ tử vong do ngộ độc thuốc tê lại rất cao. Mặc dù đã được xử trí cấp cứu theo phác đồ nhưng khả năng hồi phục lại phụ thuộc vào khả năng hấp thụ, sức đề kháng khác nhau của từng bệnh nhân.

Sau khi sản phụ tử vong, bệnh viện đã giải thích, chia sẻ để người nhà sản phụ hiểu và đưa về nhà lo hậu sự. Hiện vụ việc và nguyên nhân tử vong của sản phụ D đã được báo cáo lên Sở Y tế và được tiếp tục điều tra làm rõ.

PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM
(PLVN) - Với kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin nhiều năm của hệ thống tiêm chủng uy tín hàng đầu, VNVC là đơn vị chủ lực đồng hành Sở Y tế TP HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em 1-10 tuổi. Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin, VNVC đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.