Một huyện của Hà Nội ghi nhận nhiều học sinh mắc bệnh thủy đậu

Phun thuốc khử khuẩn tại trường Tiểu học Văn Võ. Ảnh: SYTHN
Phun thuốc khử khuẩn tại trường Tiểu học Văn Võ. Ảnh: SYTHN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) có 129 ca mắc thủy đậu, nhiều ổ dịch nằm trong trường học.

Theo báo cáo của huyện Chương Mỹ, trong tuần thứ 8 và 9 năm 2023, huyện đã ghi nhận 01 ổ dịch thủy đậu ở trường Tiểu học Văn Võ với 12 ca mắc và ổ dịch tại Trường mầm non Đồng Lạc với 22 ca mắc thủy đậu; cộng dồn từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 129 ca mắc thủy đậu.

Ngay sau khi phát hiện các ổ dịch, Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ phối hợp với Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân, Trạm y tế các xã đã tổ chức phun thuốc khử khuẩn, tuyên truyền, hướng dẫn thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh biện pháp chăm sóc, điều trị các ca đã mắc bệnh và biện pháp ngăn ngừa ổ dịch lây lan ra diện rộng.

UBND huyện Chương Mỹ cũng đã chỉ đạo, trong thời gian tới, toàn huyện tiếp tục thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội và Kế hoạch số 354 của UBND huyện về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2023. Tiếp tục thực hiện giám sát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, đặc biệt là bệnh thủy đậu, xử lý triệt để các ổ dịch không để lây lan ra diện rộng.

Huyện Chương Mỹ cũng triển khai tổng vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh và tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.

Dấu hiệu nhận biết là phát ban da với mụn nước đỏ. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Người bệnh thường phục hồi trong khoảng hai tuần.

Bác sĩ khuyến cáo người mắc thủy đậu nên vệ sinh sạch sẽ, không được gãi gây nhiễm trùng, để lại sẹo. Không kiêng tắm, mặc quần áo thoáng mát, tránh ra mồ hôi làm tăng cảm giác khó chịu, ngứa. Bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp, sinh tố, đặc biệt khi có mụn nước thủy đậu trong miệng

Bệnh thủy đậu có thể lây lan nhanh chóng và trở thành dịch nên việc phòng ngừa thủy đậu là rất quan trọng. Phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách chủ động và có hiệu quả nhất đó là chủng ngừa thủy đậu bằng vaccine. Đối với các trẻ lớn hơn và người lớn, nên tiêm đủ 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần là tốt nhất.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...