Một học sinh lớp 6 tại Quảng Bình gần như không biết đọc, biết viết: Trường THCS Hồng Hóa (Minh Hóa) sẽ tăng cường hỗ trợ, phụ đạo

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đã học đến cuối năm lớp 6, nhưng một học sinh (HS) chỉ đọc được vài chữ trong cả trang sách, chỉ viết đúng được họ tên mình. Sự việc xảy ra tại Quảng Bình.

Nam sinh này học lớp 6B, Trường THCS Hồng Hóa, huyện Minh Hóa ngày ngày vẫn chăm chỉ đến lớp, nhưng rất ít giáo viên và bạn học biết rằng khả năng đọc - viết của em chỉ như trẻ mầm non.

Mới đây, mãi đến khi thực hiện bài kiểm tra môn Giáo dục công dân, giáo viên bộ môn bất ngờ thấy trong bài của em có dòng chữ: “Chép nhanh để về” ở cuối bài. Nghĩ em nghịch ngợm viết vào bài, giáo viên gọi lên hỏi lý do. Lúc này, em thừa nhận nhìn bài bạn để chép chứ không hiểu nghĩa. Về phía người bạn, cho hay cố tình viết câu đó để đùa giỡn.

Nhận thấy sự việc nghiêm trọng, giáo viên bộ môn, đồng thời là Tổng phụ trách Đội của trường, cô giáo Đinh Thị Thu Hòa đã yêu cầu em làm lại bài kiểm tra và phát hiện em không biết đọc, biết viết, không đọc hiểu từ ngữ được nên không làm được bài, chỉ biết nhìn bài các bạn trong lớp chép lại y nguyên.

Tại Trường THCS Hồng Hóa, tiếp xúc với nam sinh trên tại phòng riêng được trường sắp xếp gặp, PV nhận thấy vẻ bên ngoài thể trạng của học sinh này cũng tương đồng như các bạn bè cùng trang lứa; về khuôn mặt thậm chí sáng hơn nhiều bạn, ánh mắt lanh lợi.

PV cùng cô Hòa đưa một trang sách Giáo dục công dân lớp 6 và nói em đọc. Nam sinh này mất thời gian nhiều phút để nhìn, sau đó chỉ đọc được vài chữ chưa tròn câu thì dừng lại, nói: “Em không đọc được”. Khi PV nói em viết, thì học sinh này chỉ viết được tên mình; còn tên người khác, dù đã được đọc nghe để viết theo, em cũng cho biết không làm được.

Cô giáo Hòa cho hay, trường hợp nam sinh này là rất hi hữu, bởi đã học đến lớp 6 nhưng chỉ đọc được một số ít từ, còn không hiểu về ngữ nghĩa. “Em rất thích đi học nhưng là đi để có bạn cho vui, chứ không phải để học kiến thức. Hoàn cảnh kinh tế gia đình em bình thường. Bố đi lái xe tải nhỏ, mẹ làm nghề khai thác keo tràm thuê, không có nhiều thời gian cho con cái”, cô Hòa cho biết.

Thông tin về trường hợp này, thầy giáo Nguyễn Hoàng Văn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, lãnh đạo nhà trường đã nắm bắt được sự việc từ học kỳ 1, nhưng vẫn chưa báo cáo lên cấp trên là Phòng GD&ĐT.

Thầy Văn cho hay sẽ yêu cầu giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn tăng cường hỗ trợ, phụ đạo thêm với học sinh. (Ảnh: Nguyên Phong)

Thầy Văn cho hay sẽ yêu cầu giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn tăng cường hỗ trợ, phụ đạo thêm với học sinh. (Ảnh: Nguyên Phong)

“Đầu năm học 2023 - 2024, nhà trường có 2 lớp 6 với 96 học sinh (nay còn 95 em). Chất lượng học sinh của trường cũng thấp so với mặt bằng chung, nên vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đang gặp nhiều khó khăn”, thầy Văn nói. Về hướng giải quyết vấn đề, trường cho hay sẽ yêu cầu giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn tăng cường hỗ trợ, phụ đạo thêm.

Trường cho biết đã gửi giấy mời phụ huynh học sinh lên họp nhưng đến ngày phụ huynh vẫn không có mặt. Trường sẽ tiếp tục phối hợp với gia đình, để có phương án tăng cường kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả nhất.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...