Mosul- “Quyết chiến điểm” với IS?

Cuộc quyết chiến sẽ chấm dứt giấc mơ “caliphate”?
Cuộc quyết chiến sẽ chấm dứt giấc mơ “caliphate”?
(PLO) -Tháng 6/2014, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố thành phố Mosul lớn thứ hai ở Iraq là thủ phủ của “caliphate” - “Vương quốc Hồi giáo” do IS tự lập nên. Việc để mất thành trì quan trọng này đồng nghĩa với dấu chấm hết cho giấc mơ về một “caliphate”, nơi IS đang tích cực kêu gọi người Hồi giáo trên toàn thế giới tới để mở rộng cái gọi là một “quốc gia” mới.

Trong những ngày này, quân đội Iraq với sự hỗ trợ của liên quân do Mỹ đứng đầu, đang tiến hành một chiến dịch quy mô lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát Mosul từ tay IS và đã bước đầu đạt được những bước tiến quan trọng.

Tổ chức tư vấn Soufan viết trong báo cáo tóm tắt mới đây của mình: “Việc tiếp tục để mất nhiều vùng lãnh thổ khiến tổ chức cực đoan này càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì mục tiêu thành lập một ‘caliphate’”. 

Tan giấc mộng “caliphate”

IS đã để mất nhiều vùng đất và các thành phố quan trọng, trong đó có những khu vực mang tính biểu tượng, buộc phải triển khai những chiến lược du kích và phòng thủ nhiều hơn là thể hiện tinh thần liều chết mà IS thường huênh hoang trong các hoạt động tuyên truyền của mình. 

Hồi tháng 6 vừa qua, sau trận đấu mở màn khá dữ dội, quân đội Iraq đã dễ dàng giành lại quyền kiểm soát Fallujah, thành phố phía Tây thủ đô Baghdad, nơi lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ từng hứng chịu những tổn thất vô cùng nghiêm trọng.

Mới đây, ngày 15/10, lực lượng chống IS đã tái chiếm Dabiq, thành phố ở Syria được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện của IS và là nơi những kẻ thánh chiến thề chiến đấu sống còn để chống lại “những kẻ thập tự chinh”.

Tờ tạp chí hoàn toàn bằng tiếng Anh của IS còn được đặt theo tên thành phố phía Bắc Syria này, nơi các tay súng IS cuối cùng đã buộc phải tháo chạy, thay vì chiến đấu tới cùng như những gì chúng tuyên bố. Số đầu tiên của tờ tạp chí này, được phát hành hồi tháng 7/2014, đã dành phần lớn số trang viết về vấn đề xây dựng nhà nước và tô vẽ “caliphate” như một thực thể vững bền.

Suy yếu

Song theo phát biểu của chuyên gia về chủ nghĩa thánh chiến Aymenn al-Tamimi tại Diễn đàn Trung Đông, IS được xây dựng dựa trên hạ tầng cơ sở sẵn có của nhà nước Iraq, trong đó, thuế đánh vào người dân sinh sống tại các vùng lãnh thổ mà chúng chiếm đóng là một trong những nguồn thu chính của tổ chức này.

Vì vậy, ông al-Tamimi cho rằng: “Khi chính phủ ngừng trả các khoản lương (cho các công chức sinh sống tại đây) từ mùa Hè năm ngoái, IS đã mất một nguồn thu đáng kể… Hình ảnh nhà nước quyền lực của IS chắc chắn đã bị sứt mẻ nghiêm trọng, và điều này, theo tôi là một nguyên nhân khiến số lượng tân binh và các chiến binh nước ngoài tới gia nhập IS sụt giảm hẳn”. 

IS đã từng kiểm soát hơn 1/3 lãnh thổ Iraq và một phần lớn lãnh thổ Syria song giờ đã phải rút về một vùng lãnh thổ nhỏ hẹp hơn. Việc thất thủ ở Mosul gần như đồng nghĩa với việc IS không còn nắm giữ toàn bộ vùng lãnh thổ nào ở Iraq, và có thể là động lực để chúng chuyển hướng sang các chiến thuật du kích như tấn công chớp nhoáng và đánh bom.

Từ một tổ chức từng khiến toàn thế giới kinh hoàng và kiểm soát một khu vực lãnh thổ lớn tương đương nước Anh, IS giờ đang suy yếu và ngày càng giống một nhóm thánh chiến “bình thường” hơn. Chuyên gia Tamini cho rằng tổ chức khủng bố al-Qaeda sẽ lợi dụng sự sa sút của IS để chứng minh sự vượt trội trong các hoạt động của mình. Ông nói: “Trên bình diện quốc tế, IS sẽ không còn được coi là nhóm thánh chiến hàng đầu nữa”. 

Tuy nhiên, tổ chức Soufan cho rằng mặc dù trận chiến đấu đang diễn ra ở Mosul có thể sẽ là thời khắc đánh dấu sự bắt đầu sụp đổ của IS, song liên quân cần phải làm nhiều hơn nữa để có thể đạt được thành công thực sự.

Tổ chức này nhấn mạnh: “Nếu người ta xử lý kém, đó có thể sẽ chỉ là một khoảng lặng nữa trước khi chủ nghĩa khủng bố lại hồi sinh”, và khi đó cả thế giới sẽ lại phải đối mặt với không ít nguy cơ từ các vụ thảm sát trả đũa và chia rẽ phe phái nghiêm trọng...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.