Nghiên cứu xây dựng dự án Luật Biến đổi khí hậu

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng có ý kiến về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021 – 2030.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của các cơ quan, nghiên cứu việc lồng ghép, bổ sung các nội dung cần thiết trong dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030 vào Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ; xác định nguồn lực phù hợp để bảo đảm tính khả thi của chính sách và bảo đảm không trùng lặp với các chương trình, kế hoạch hành động đang được thực hiện.

Về việc chuẩn bị cơ sở cho việc xây dựng dự án Luật BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến của các cơ quan liên quan để thực hiện cụ thể.

Việt Nam đã ký và phê duyệt Thỏa thuận Paris về BĐKH. Để triển khai thực hiện Thỏa thuận này, Việt Nam đã cập nhật và gửi Ban thư ký Công ước khung Liên Hợp quốc về BĐKH nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam.

Ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH (NAP) giai đoạn 2021-2030 (được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg), các hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK sẽ được tập trung triển khai thực hiện cụ thể, ưu tiên và cấp thiết ở ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã được xác định. Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030 cũng là định hướng cụ thể cho các bộ, ngành và địa phương tiếp tục xây dựng và triển khai các hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK… 

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.