Mới chỉ có chính sách đặc biệt cho hãng bay

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ông Phạm Việt Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam nói, các doanh nghiệp hàng không đều cần được hỗ trợ như nhau. Nhưng việc hỗ trợ cụ thể từng doanh nghiệp thì chưa có gì ngoài Vietnam Airlines.“Giúp” bạn, mình cạn nguồn
Ông Phạm Việt Dũng
Ông Phạm Việt Dũng 

Trước ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp hàng không. Cụ thể, chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa. Áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay bằng 70% mức thuế quy định và tiếp tục gia hạn cho đến năm 2021. Áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay, miễn giảm lãi phí vay, tháo gỡ các khó khăn về vốn…

Đặc biệt, Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) còn được “giải cứu” thêm thông qua gói 12.000 tỷ đồng. Cụ thể, cuối năm 2020, gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng đối với Vietnam Airlines đã được Quốc hội thông qua để bù đắp thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu cho Vietnam Airlines. Đến nay, gói hỗ trợ cho vay tái cấp vốn (4.000 tỷ đồng) đã hoàn tất toàn bộ các thủ tục pháp lý cần thiết và dự kiến có thể giải ngân từ tháng 6/2021. Ngoài ra, phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (8.000 tỷ đồng) đang được triển khai các bước cần thiết, dự kiến sẽ được Vietnam Airlines hoàn tất trong quý IV/2021.

Trao đổi với PLVN, ông Phạm Việt Dũng - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam - cho biết, các doanh nghiệp hàng không đều cần được hỗ trợ như nhau. Hiện, các doanh nghiệp trong ngành đều được áp dụng các chính sách hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay, miễn giảm lãi phí vay, tháo gỡ một số khó khăn khác. Còn với hỗ trợ từng doanh nghiệp cụ thể thì chưa có gì ngoài Vietnam Airlines. “Một số doanh nghiệp hàng không đã có những kiến nghị hỗ trợ cụ thể. Tuy nhiên, hiện vẫn đang chờ đợi”, ông Dũng nói.

Về tình hình hoạt động của VATM, ông Dũng cho biết, năm 2020 sau khi thực hiện việc giảm phí 50% điều hành bay đã khiến doanh nghiệp này mất nguồn thu tới hơn 150 tỷ đồng. Hiện nay, các chuyến bay ít đi, nếu vẫn tiếp tục thực hiện chính sách này sẽ khiến VATM không có nguồn để hoạt động.

Kinh doanh hạ tầng hàng không cũng gặp khó

Một doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng hàng không như ACV cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Cụ thể, năm 2020, doanh thu thuần của ACV giảm 58%, chỉ đạt 7.784 tỷ đồng, trong khi năm 2019, con số này là 18.329 tỷ đồng.

Trong quý I/2021, ACV ghi nhận doanh thu chỉ 1.903 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 861,8 tỷ đồng, lần lượt giảm 47,6% và 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Theo ACV, mặc dù doanh nghiệp đã tiết giảm chi phí nhưng hoạt động kinh doanh chính suy giảm mạnh, đặc biệt biên lợi nhuận gộp giảm mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận trong kỳ. Trong khi đó, ACV có nhiệm vụ chính trị là quản lý, sửa chữa nhiều sân bay khác ở Việt Nam. 

Theo ý kiến một số chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần có chiến lược để cứu các hãng hàng không theo tầm nhìn của quốc gia chứ không phải để các hãng cố gắng “qua ngày đoạn tháng”. Và cần nhìn rõ cứu trợ không phải để cứu sống mà là đầu tư cho tương lai. Hơn nữa, không chỉ cứu các doanh nghiệp “bay” trên trời mà cả các doanh nghiệp hàng không dưới mặt đất.

Doanh nghiệp quản lý bay mất hàng trăm tỷ đồng

“Năm 2020, sau khi thực hiện việc giảm phí 50% điều hành bay đã khiến doanh nghiệp mất nguồn thu tới hơn 150 tỷ đồng. Hiện nay các chuyến bay ít đi, nếu vẫn tiếp tục thực hiện chính sách này sẽ khiến VATM không có nguồn hoạt động…”, ông Phạm Việt Dũng.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.