Mọi bài toán về kinh tế đều phải tính đến môi trường

(PLVN) - Nhân dịp năm mới Tân Sửu 2021, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ với báo chí về những điểm nhấn nổi bật của ngành trong năm qua về phát triển kinh tế xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; và những định hướng của ngành trong năm mới.

Đất đai được sử dụng hiệu quả hơn

Trong 5 năm qua, ngành Bộ tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã đóng góp trên 950.000 tỷ đồng vào thu ngân sách. Riêng năm 2020, thu từ đất đai gấp hai lần so với 2015. “Việc thu từ đất hiện đã được tính toán dựa trên những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất đai. Khoảng 230.000 ha đất đã được chuyển sang phục vụ phát triển kinh tế, gần 1 triệu ha đất trước đây chưa sử dụng đã được đưa vào phát triển rừng; hàng trăm nghìn ha đất trước đây ở các dự án chậm sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả cũng đã được đưa vào phát triển nguồn lực hiệu quả”, ông Hà nói.

Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà
 Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà

Bên cạnh đó, các quyết sách về ứng phó với biến đổi khí hậu được chủ động đề xuất, thúc đẩy triển khai có hệ thống với tầm nhìn chiến lược; công tác dự báo khí tượng thủy văn được tập trung hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Chỉ tính riêng đợt hạn mặn 2019-2020, mức độ ảnh hưởng lớn gấp 2-2,5 lần 2016; nhưng mức độ thiệt hại giảm 9,6%.

Nói về những giải pháp mà Bộ sẽ thực hiện trong thời gian tới để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ông Hà khẳng định, phát triển phải tính đến các bài toán về môi trường và phải dựa trên việc bảo vệ, giữ gìn, phát triển hệ sinh thái tự nhiên. Nói cách khác là giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với môi trường, giữa kinh tế với môi trường.

Trong mọi bài toán về kinh tế đều phải tính đến môi trường, trong các chi phí về phát triển kinh tế đều phải bao gồm chi phí bảo vệ môi trường. Kinh tế nước ta cần phải chuyển đổi từ một nền “kinh tế nâu” sang nền “kinh tế xanh”, kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.  

Với ngành TN&MT, ông Hà cho rằng, thời gian tới cần cụ thể hóa các quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2020. Ví dụ quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất trong thu hồi, tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; phát triển công nghiệp môi trường, thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường, sản phẩm thân thiện môi trường…; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường (phát thải và công nghệ) tương đương với nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp chuyển đổi mô hình kinh tế như điều chỉnh quy hoạch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện; xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải.  

Người dân là chủ thể trong bảo vệ môi trường

Đề cập đến một điểm nhấn nổi bật của ngành trong năm 2020 là Luật BVMT (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành vào 1/1/2022, ông Hà cho biết, Luật mới sẽ là nền tảng pháp luật toàn diện, thống nhất, hội nhập. Luật mới có nhiều điểm mới, gần như thay thế khá toàn diện và cơ bản so với Luật BVMT 2014.

Luật này đã khẳng định tất cả vì chất lượng môi trường, thực hiện Hiến pháp, đảm bảo cho người dân được sống trong môi trường trong lành và người dân được tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư sẽ có trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ tham gia như một chủ thể trong quá trình bảo vệ môi trường.

“Luật mới đã cắt giảm rất nhiều thủ tục hành chính, sẽ quản lý những gì cần quản, quản lý những gì có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, đồng thời tạo điều kiện hết sức thông thoáng cho những lĩnh vực, những ngành ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên… Chúng ta đã lần đầu thiết kế ở trong Luật này một xã hội và các lĩnh vực phát triển theo kinh tế tuần hoàn”, ông Hà nói.

Bên cạnh đó, Luật đã xác định rõ trách nhiệm của DN trong quá trình đầu tư để đánh giá, dự báo được các tác động sẽ xảy ra, nhất là vấn đề nước thải, khí thải và chất thải rắn. Luật đã phân loại 17 loại hình sản xuất công nghiệp cần phải có giám sát đặc biệt, có quy trình đánh giá tác động, giám sát, kiểm soát sau xây dựng, cấp giấy chứng nhận chặt chẽ hơn…

Ông Hà nhấn mạnh “tất cả vấn đề về chất lượng, quy chuẩn môi trường sẽ hướng đến đồng bộ với các nước tiên tiến, đặt quan điểm con người Việt Nam và con người ở các nước trên thế giới đều có quyền hưởng môi trường trong lành”.

Phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển bền vững

Chia sẻ về những kế hoạch, dự định để tạo đột phá, phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển bền vững trong năm mới, ông Hà cho biết, trước hết, Bộ TN&MT sẽ tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Cùng với đó là từng bước triển khai thực hiện Luật BVMT 2020.

“Chúng tôi cũng sẽ tập trung quyết liệt vào công tác cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số. Bộ đã ứng dụng thành công công nghệ số trong công tác chỉ đạo điều hành. 108 dịch vụ công đã có trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ, trong đó, có 53 dịch vụ công mức độ 3, 55 dịch vụ công mức độ 4, đạt khoảng 50,9%. 100% các văn ban đã được số hóa. Chúng tôi đang xây dựng các tài nguyên số đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường của Bộ để ngành TN&MT có thể trở thành ngành kinh tế số”, ông Hà nói.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên cực đoan và khó đoán định. Vì thế, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là làm sao tăng cường khả năng dự báo một cách chính xác hơn, đưa ra những cảnh báo kịp thời hơn, cũng như đánh giá được sự biến đổi của khí hậu để từ đó có thể đưa ra những quy hoạch tổng thể, kịp thời, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động thích ứng.

Bộ TN&MT cũng đang xây dựng dự  án, trong đó giai đoạn 1 là khoanh vùng, cảnh báo hiện trạng các khu vực sạt lở, lũ ống, lũ quét cho miền Bắc, miền Trung, cao nguyên. Giai đoạn 2 đi thêm một bước nữa là xác định các mục tiêu cần bảo vệ như các khu dân cư, các đô thị… Thiết lập hệ thống dự báo khí tượng thủy văn dày đặc tại đó.  

Ngành sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển KT-XH. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chủ động mặt bằng cho triển khai các dự án đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Rà soát và công bố công khai các dự án vi phạm, kiên quyết xử lý theo quy định.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.