“Mỏ vàng” hàng chục tỷ USD để ngỏ

Các hiệp định thương mại tự do – FTA được ví như những “mỏ vàng” trị giá hàng chục tỷ USD chờ đợi các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng như những mỏ vàng tự nhiên, việc thăm dò và khai thác mỏ thường chỉ dành cho những bản lĩnh cao cường.

Các hiệp định thương mại tự do – FTA được ví như những “mỏ vàng” trị giá hàng chục tỷ USD chờ đợi các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng như những mỏ vàng tự nhiên, việc thăm dò và khai thác mỏ thường chỉ dành cho những bản lĩnh cao cường.

Các mặt hàng có kim ngạch đạt 2 tỷ USD trở lên - Nguồn: Tổng cục Hải quan
Các mặt hàng có kim ngạch đạt 2 tỷ USD trở lên - Nguồn: Tổng cục Hải quan

Vấn đề này đã được đặt ra ngay từ những năm đầu Việt Nam khởi động chương trình hội nhập kinh tế quốc tế, và hôm qua – 24/10, một lần nữa được đề cập tại hội thảo “Hiệp định Thương mại Tự do FTA - tận dụng các ưu đãi và cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu” do Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) - Bộ Công thương tổ chức tại Hà Nội.

Con số được đưa ra tại hội thảo cho thấy,  mới qua 9 tháng, “câu lạc bộ” các mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch  trên 1 tỷ USD trở lên đã có 21 thành viên, gồm: hàng dệt may; điện thoại các loại và linh kiện; dầu thô, áy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;  giày dép các loại; thuỷ sản; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; cà phê; gạo; cao su; xăng dầu các loại; xơ, sợi dệt các loại; sản phẩm từ chất dẻo; sắt thép các loại; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; hạt điều; sắn và sản phẩm từ sắn; sản phẩm từ sắt thép.

Kim ngạch xuất khẩu của 21 mặt hàng này đạt 72,2 tỷ USD, chiếm 86,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng 30,5%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng chung (18,6%). Trong số những mặt hàng xuất khẩu, điện thoại và linh kiện là mặt hàng tăng trưởng nhanh nhất so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, trị giá xuất khẩu 9 tháng của mặt hàng này là 8,63 tỷ USD, tăng tới 2,2 lần so với năm ngoái.

Trong tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm, tình hình trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, việc hình thành được một câu lạc bộ “khủng” như vậy quả là thành tích lớn. Tuy nhiên, tại hội thảo, các chuyên gia cũng thẳng thắn “lưu ý” về nhiều vấn đề, mà nổi lên vẫn là tính gia công còn cao, kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu còn lớn. Vì vậy, cần mở rộng mặt hàng, tập trung cho mặt hàng có kim ngạch lớn; mặt khác, quan trọng hơn là phải nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất, đẩy mạnh chế biến, phát triển công nghiệp phụ trợ, giảm tính gia công…

Ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công thương) kể, có doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam rất thích hoa Đà Lạt, đặt 5-10 container hoa, nhưng do chúng ta không đáp ứng được, nên họ chuyển sang thị trường khác. Những “cơ hội bị bỏ lỡ” như vậy đã từng xẩy ra đối với dệt may.Và câu chuyện trên một lần nữa nhắc lại, hội nhập thì đã lâu rồi mà các DN Việt Nam nhìn chung vẫn chưa tiếp cận với cách làm ăn lớn; chưa thực sự biết khai thác thị trường, khai thác lợi thế mức thuế suất ưu đãi từ các hiệp định FTA.

Ông Cường khuyến cáo, để “mang nhiều hơn nữa đô la về nhà”, các DN cần nghiên cứu kỹ các hiệp định FTA đã ký, nhằm tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh, lập kế hoạch chiến lược cụ thể để đáp ứng nhu cầu của đối tác….

Rõ ràng, các hiệp định FTA chỉ có thể được ký kết khi các bên cùng có lợi, hay nói cách khác là trên nguyên tác “win-win” (cùng thắng). Nhưng đó là trên bàn đàm phán, còn trên thực tế thì không phải lúc nào tỷ số cũng chia đều cho hai bên nếu không muốn nói là phần thắng chỉ dành cho người xuất sắc hơn.

Vì vậy, để tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế tối thiểu thách thức, đòi hỏi cả nền kinh tế, mà nhân vật chính là các doanh nghiệp một sự chuẩn bị và một tâm thế “thi đấu”, một “điểm rơi phong độ” tốt nhất có thể. Có được một bản lĩnh như vậy mới mong khai thác hiệu quả các “mỏ vàng” trị giá hàng chục tỷ USD mà các đối tác FTA mang lại khi mở cửa thị trường.

Việt Nam đã tham gia ký  kết vào 7 Hiệp định FTA (Hiệp định thương mại tự do) với các nước như: ASEAN, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Úc-New Zealand, ASEAN-Ấn Độ, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, ASEAN-Trung Quốc...

Mai Hoa

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kỳ 2: Những 'điểm nghẽn' cần khai thông

Một địa điểm du lịch tại Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Quốc Định)
(PLVN) - Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), nhất là về du lịch, dịch vụ, sản xuất nông - công nghiệp… Tuy nhiên, đang có những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ để khu vực KTTN “cất cánh”, phát triển tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có.

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)
(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.