Mở rộng điều tra vụ tấn công tại Burkina Faso

Binh sĩ Burkina Faso tuần tra tại sở chỉ huy quân đội ở Ouagadougou, sau vụ tấn công
Binh sĩ Burkina Faso tuần tra tại sở chỉ huy quân đội ở Ouagadougou, sau vụ tấn công
(PLO) - Trong số 8 nghi can vừa bị cảnh sát bắt có 1 binh lính, 2 nhân viên an ninh và đó là thông báo hôm 6/3 của công tố viên Maiza Sereme. 

Theo bà Maiza Sereme, cơ quan điều tra không thể loại trừ bất kỳ khả năng nào, kể cả nghi vấn có "sự đồng lõa trong quân đội" trong vụ tấn công vào trụ sở của lực lượng vũ trang Burkina Faso và Đại sứ quán Pháp tại Ouagadougou hôm 2/3, khiến ít nhất 28 người chết và hơn 80 người bị thương, trong đó có 61 binh sỹ và 24 dân thường. 

Ngoài thiệt hại về người còn có hơn 60 phương tiện bị thiêu rụi, gần 100 phương tiện khác và nhiều tòa nhà bị hư hại. Theo giới truyền thông, các đối tượng tham gia vụ tấn công kể trên đều dưới 25 tuổi, nói tiếng Arab và Bambara (ngôn ngữ địa phương được sử dụng ở hầu hết các quốc gia Tây Phi), và mang nhiều biểu ngữ tiếng Arab với nội dung "không có thánh thần nào ngoài thánh Allah".

Được biết, các vụ đấu súng đã diễn ra sau khi 5 đối tượng có vũ trang xông ra từ một ôtô và nổ súng vào người qua đường trước khi hướng về Đại sứ quán Pháp. Cùng thời điểm đó, một vụ nổ đã xảy ra gần Sở Chỉ huy quân đội Burkina Faso, chỉ cách địa điểm vụ tấn công thứ nhất 1 km. Được biết, các tay súng đều đeo mặt nạ và chúng hành động theo một kịch bản định sẵn.

Các nhà điều tra Pháp đã đến Ouagadougou để hỗ trợ cơ quan chức năng Burkina Faso điều tra vụ tấn công nhằm vào Đại sứ quán Pháp. Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, ông Emmanuel Macron được cập nhật mọi diễn biến tình hình, và kêu gọi công dân Pháp tại thủ đô Ouagadougou nghe theo hướng dẫn của Đại sứ quán. 

Theo giới chức Burkina Faso, lực lượng chức năng đã bắt 1 nghi can đầu sỏ và tên này bị sa lưới chỉ vài giờ sau khi 2 vụ tấn công xảy ra. Ngoài việc khẳng định vụ tấn công hôm 2/3 tại thủ đô Ouagadougou là hành động trả đũa cho chiến dịch của Pháp tại Mali, phiến quân Nhóm ủng hộ Hồi giáo và người Hồi giáo (GSIM) còn thừa nhận tiến hành vụ tấn công ở khu vực Đông Bắc Mali (gần biên giới với Niger) hôm 21/2, khiến 2 binh sỹ Pháp chết và nhiều người khác bị thương.

Tổng thống Burkina Faso Roch Kabore
Tổng thống Burkina Faso Roch Kabore

Hãng thông tấn Al Akhbar vừa dẫn lời thủ lĩnh GSIM Iyad Ag Ghaly (người Mali) cho biết, chúng đã tấn công vào trụ sở của lực lượng vũ trang Burkina Faso và Đại sứ quán Pháp tại Ouagadougou hôm 2/3 để trả thù cho một số thủ lĩnh và chiến binh GSIM bị chết trong một cuộc đột kích của quân đội Pháp ở miền Bắc Mali cách đây 2 tuần. 

Tổng thống Roch Marc Christian Kabore khẳng định, nước này lại trở thành mục tiêu tấn công của "các thế lực đen tối". Đồng thời kêu gọi toàn dân phối hợp chặt chẽ với chính quyền và quân đội trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.

Bộ trưởng An ninh Clement Sawadogo cho biết, có ít nhất 8 thành viên của lực lượng vũ trang đã chết và sau vụ tấn công có 8 tay súng bị tiêu diệt. Bộ trưởng Quốc phòng Jean Claude Bouda cũng xác nhận, các lực lượng an ninh đã tiêu diệt 4 tay súng, còn 4 tên khác bị vô hiệu hóa ở Đại sứ quán Pháp.

Hơn nửa năm trước (4/9/2017), nguyên Bộ trưởng An ninh Simon Compaore cho biết, chính quyền phải tăng cường an ninh 24/24h để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vụ tấn công tương tự như đã xảy ra hôm 13/8/2017, khiến ít nhất 19 người chết và 21 người bị thương. 

Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Moussa Faki Mahamat coi các vụ tấn công hôm 2/3 là một minh chứng nữa cho thấy hiểm họa của khủng bố, cũng như sự cần thiết của cộng đồng quốc tế trong việc ủng hộ đối với nỗ lực của các nước trong khu vực, đặc biệt là Lực lượng chống khủng bố chung G5 Sahel - được thành lập với nhiệm vụ chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan và tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đang hoành hành tại khu vực sa mạc Sahara với biên chế ban đầu là 5.000 binh sỹ.

Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc El-Ghassim Wane từng đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa khủng bố xuyên quốc gia tại khu vực Sahel (gồm Mali, Cộng hòa Chad, Mauritania, Niger và Burkina Faso). Và theo ông El-Ghassim Wane, lực lượng G5 Sahel là một cơ hội đặc biệt để giải quyết các thách thức với cách tiếp cận mang tính toàn khu vực. Nhưng G5 Sahel lại phải đương đầu với quá nhiều thách thức.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…