"Mở lối" pháp lý để làm tan “cục máu đông” tài sản bảo đảm

Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) thời gian qua, đồng thời bảo đảm sự phù hợp, thống nhất với các quy định có liên quan là giúp ngành ngân hàng và nền kinh tế thoát khỏi “cục máu đông” nợ xấu. Đó là “tư tưởng” của dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp – TN&MT-Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều về xử lý TSBĐ.

Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) thời gian qua, đồng thời bảo đảm sự phù hợp, thống nhất với các quy định có liên quan là giúp ngành ngân hàng và nền kinh tế thoát khỏi “cục máu đông” nợ xấu. Đó là “tư tưởng” của dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp – TN&MT-Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều về xử lý TSBĐ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngân hàng vẫn “khóc” khi “ôm” tài sản thế chấp

Nợ xấu được đã lên đến 202.000 tỷ đồng ví như “cục máu đông” của hệ thống ngân hàng làm “tắc mạch” tín dụng ra nền kinh tế. Các giải pháp để xử lý nợ xấu đã được đưa ra như sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, hay tạo ra thị trường mua bán nợ xấu…, trong đó xử lý tài sản bảo được coi là giải pháp “trong tầm tay” để các ngân hàng thu hồi nợ, dù nhiều khi số tiền thu được từ  việc xử  lý  TSBĐ không đủ để thu hồi nợ.

Các chuyên gia ngành ngân hàng than thở, “người ngoài cứ tưởng ngân hàng “ôm” TSBĐ là yên tâm sẽ thu hồi được các khoản vay. Nhưng chỉ đến khi phải xử lý TSBĐ mới biết “không dễ chút nào” vì nhiều lý do, trong đó do phải trực tiếp “đụng chạm” đến vấn đề nhạy cảm là quyền tài sản và quyền nhân thân của chủ sở hữu tài sản và các qui định của pháp luật điều chỉnh có nhiều điểm không cụ thể”.

Thực tế, để thu hồi nợ, các ngân hàng hiện phổ biến áp dụng phương thức bán (trực tiếp hoặc ủy quyền) TSBĐ nhưng thường phải đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ, giúp đỡ vì không xử lý được tài sản theo các phương thức thỏa thuận. Nhiều ngân hàng đã rất thụ động và lúng túng vì không có thẩm quyền kê biên và  cưỡng chế khi bên vay chây ỳ, không bàn giao TSBĐ để xử lý thu hồi nợ…

Ngân hàng còn có thể dính “cạm bẫy pháp lý” từ quy định về những loại tài sản không được đem thế chấp như đất thuê của Nhà nước trả tiền hàng năm nhưng vẫn có trường hợp được thế chấp nếu là đất thuê trước ngày 1/7/2004 và đã trả tiền thuê đất nhiều năm, thời hạn còn lại không ít hơn 5 năm.  Trong trường hợp này, nếu khách hàng không trả được nợ, ngân hàng không thể xử lý TSBĐ là đất thuê, mà chỉ có thể xử lý tiền sử dụng đất trả trước cho Nhà nước và giá trị bồi hoàn, nếu có dù đây là diện “nợ khó đòi”…

Để TSBĐ thực sự “bảo đảm”

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng khẳng định, đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng và sự phát triển ổn định của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn có nhiều khó khăn như hiện nay, có hướng dẫn cụ thể về những vấn đề trong xử lý TSBĐ không chỉ nhằm cụ thể các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, mà còn là một trong những giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu của các tổ chức tín dụng và tăng khả năng thanh khoản của TSBĐ.

Những vấn đề còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn xử lý TSBĐ như giải quyết về quyền của bên nhận bảo đảm và sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình tiếp cận, thu hồi TSBĐ; thủ tục xử lý TSBĐ, nhất là trong trường hợp không có sự phối hợp của bên bảo đảm (chủ sở hữu tài sản); các quy định về việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng TSBĐ cho người mua, người nhận chính TSBĐ... đã được “xử lý” bước đầu trong dự thảo Thông tư liên tịch mà Bộ Tư pháp đang chỉ trì soạn thảo. Tuy nhiên, để những giải pháp này đi vào thực tiễn vẫn cần có sự thống nhất của các cơ quan liên quan.

Huy Anh

Đọc thêm

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.