Meymand- Ngôi làng cổ nằm dưới... hang động

Những hình ảnh về ngôi làng sống dưới hang động Meymand.
Những hình ảnh về ngôi làng sống dưới hang động Meymand.
(PLO) -Meymand là một ngôi làng nằm ở huyện nông thôn Meymand, thuộc khu vực trung tâm thành phố Shahr-e Babak, tỉnh Kerman, Iran. Theo điều tra năm 2006, dân số của làng là 673 người trong 181 hộ.

Ngôi làng này đặc biệt hơn những nơi khác là ở lối kiến trúc xây dựng nhà ở, người dân ở đây sống ở những ngôi nhà trong hang động dưới... lòng đất. 

Có niên đại 12.000 năm

Meymand là một trong những ngôi làng cổ kính và lâu đời nhất của Iran, nằm gần thành phố Shahr-e Babak ở tỉnh Kerman, cách thủ đô Teharan khoảng 900km về phía Nam. Đây được cho là một nơi cư trú chính của con người trên cao nguyên Iran, có niên đại 12.000 năm trước đây. 

Người dân nơi đây sống trong những ngôi nhà được đào sâu trong những khối đá trầm tích mềm trên các sườn đồi. Hiện tại, ngôi làng có khoảng 400 hang cư trú với hơn 2.500 phòng và có nhiều phòng trong đó đã được người dân sinh sống từ 2.000-3.000 năm.

Không những thế, các chạm khắc đá gần 10.000 năm tuổi được tìm thấy quanh ngôi làng, cùng với đó là những mẫu vật đồ gốm minh chứng cho lịch sử gần 6.000 năm tuổi về một khu định cư cổ xưa của Meymand.

Nơi đây có nhiều ngôn ngữ địa phương cổ xưa từ Sassanid tới Pahlavi và hầu như ngôn ngữ không có gì thay đổi do vị trí cách biệt và cô lập của làng với những khu vực khác. Nguồn gốc của những cấu trúc có hai giả thuyết.

Theo lý thuyết đầu tiên, ngôi làng này được xây dựng bởi một nhóm các bộ tộc Arya  khoảng 800-700 năm trước công nguyên (TCN) và tại cùng một khoảng thời gian với những người Medes cổ đại. Các cấu trúc vách đá của Meymand có thể được xây dựng cho mục đích tôn giáo, bởi người Meymand tôn sùng thần Mithra. Các tín đồ Mithra tin rằng, thần mặt trời là bất khả chiến bại và điều này hướng họ tới việc xem xét ngọn núi này như là một nơi thiêng liêng. 

Những hình ảnh về ngôi làng sống dưới hang động Meymand.
Những hình ảnh về ngôi làng sống dưới hang động Meymand.

Dựa trên lý thuyết thứ hai, ngôi làng trở lại vào thế kỷ thứ 2 hoặc 3, trong thời đại Arsaces, các bộ tộc khác nhau ở miền nam Kerman đã di cư theo nhiều hướng. Những bộ lạc tìm thấy địa điểm thích hợp cho cuộc sống và định cư ở những khu vực này bằng cách xây dựng nơi trú ẩn và đã phát triển đến như hiện tại. Sự tồn tại của một nơi được gọi là pháo đài của Meymand gần ngôi làng là nơi tìm thấy hơn hơn 150 hài cốt thời kỳ Sassanid đã củng cố lý thuyết này.

Được biết, ngôi làng đã từng đi theo một tôn giáo thần bí cổ xưa là Zoroastrianism, rất thịnh vượng dưới thời cai trị của người Ba Tư. Những di tích của quá khứ tâm linh vẫn còn trong những hang động, trong đó có Kicheh Dobandi, nơi đây trước kia từng là một ngôi đền, còn giờ đây nó là một bảo tàng nhỏ phục vụ khách du lịch thăm quan và tìm hiểu. Vào thế kỷ thứ 7, vượt qua tôn giáo thần bí cổ xưa Zoroastrianism, đạo Hồi du nhập tới và trở thành tôn giáo chính ở Meymand cho đến ngày nay. 

Nhà ở theo mùa

Nằm trong một thung lũng khô cằn của miền Trung Iran, người Meymand thường xuyên phải trải qua mùa hè cực kỳ nóng và mùa đông giá buốt vô cùng. Để thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, người dân phải đối phó bằng cách chuyển nhà theo mùa.

Vào mùa hè và đầu mùa thu, họ sống trong những ngôi nhà có mái làm bằng cỏ để giúp chống đỡ cái nóng nực của ánh nắng mặt trời. Khi nhiệt độ bắt đầu giảm, gió lạnh của mùa đông bắt đầu thổi vào thung lũng, người Meymand di chuyển xuống dưới những căn nhà trong lòng đất. 

Hiện nay, trong số 400 hang động được xây dựng cách đây hơn 10.000 năm, có khoảng 90 ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn. Những ngôi nhà này có thể xây dựng tối đa 7 phòng, mỗi phòng cao khoảng 2m và rộng khoảng 20m2, mặc dù kích thước các hang động khác nhau. Cửa của mỗi hang động thường làm bằng gỗ và có hình chữ nhật.

Những hình ảnh về ngôi làng sống dưới hang động Meymand.
Những hình ảnh về ngôi làng sống dưới hang động Meymand.

Trước ngưỡng cửa thường có hàng rào bằng đá cao khoảng 15-20cm nhằm ngăn nước chảy vào hang. Để phù hợp với cuộc sống hiện đại và phục vụ nhu cầu trong cuộc sống của mình, người dân Meymand bắt đầu sử dụng điện, quạt, tivi…

Tuy nhiên, không có nước máy và không được thông gió nên họ vẫn phải dùng củi để nấu nướng và sưởi ấm phòng, vì vậy mà vách đá trong nhà thường có màu đen xì vì mồ hóng. 

Do thời tiết khắc nghiệt nên trong nhà hay ngoài đường phố không hề có cây cối hay hoa lá để trang trí, người lớn cũng không mấy khi ăn mặc sặc sỡ và âm nhạc thì chẳng mấy khi được nghe thấy ở nơi này. 

Theo thống kê năm 2006, dân số của làng là 673 người trong số 181 hộ gia đình, tuy nhiên số người ở làng lúc cao nhất chỉ có khoảng 130-150 người, vì nhiều người trong làng là những người bán du mục chuyên chăn nuôi dê, cừu. Có thể nói, chủ yếu người Meymand là dân du mục, trú ẩn trong các hang động vào mùa đông và di chuyển cùng với đàn dê, cừu tới đồng bằng vào mùa hè và sau đó là các cánh đồng cỏ cao hơn và mát hơn vào mùa hè. 

Bữa ăn của người dân Meymand chủ yếu là bánh mì, sữa chua và súp làm từ sữa. Trứng chỉ được sử dụng khi có khách và họ chỉ được ăn thịt vào những dịp lễ đặc biệt. Tuy chế độ ăn uống có phần đơn giản, nhưng người Meymand vẫn khỏe mạnh và đủ dinh dưỡng.

Họ cũng thường xuyên thu thập các thảo mộc cũng như các loại hạt có lợi cho sức khỏe và giúp kéo dài tuổi thọ. Kinh tế của làng chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt, dệt thảm và giờ đây thêm cả du lịch.

Đặc biệt dệt thảm nổi tiếng trên thế giới, nghề này phổ biến trong khu vực và nhiều ngành nghề liên quan khác tạo ra công ăn việc làm cho người dân như nhuộm len, nhuộm bông, dệt, đan móc… Phụ nữ thường đan giỏ, dệt nón và bán các loại thảo môc hoang dã cho khách du lịch để kiếm thêm thu nhập. 

Vì nằm giữa sa mạc và núi, ngôi làng Meymand là nơi thích hợp để trồng dâu tây và quả blackberry. Nơi đây cũng là khu vực trú ngụ của nhiều loài động vật khác nhau như rắn, thằn lằn, hươu, báo, sói, cáo và chim săn mồi. 

Những hình ảnh về ngôi làng sống dưới hang động Meymand.
Những hình ảnh về ngôi làng sống dưới hang động Meymand.

Giờ dân, dân số mỗi năm càng thu hẹp lại và đặt ra mối đe dọa cho sự sống còn của lối sống độc đáo của người Meymand. Năm 2001, Tổ chức Di sản Văn hóa, Thủ công mỹ nghệ và Du lịch của Iran đã có những đợt tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho người dân ở đây.

Kể từ đó, nhiều người dân trong làng và đặc biệt là thanh niên vẫn tiếp tục sinh kế ở quê hương mình, du khách biết đến làng cũng ngày càng nhiều hơn. Và để phục vụ khách du lịch, người dân đã cải tạo nhiều hang động thành để làm phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh, nhà hàng, bảo tàng, cửa hàng thủ công mỹ nghệ… cho du khách tới thăm có thể trải nghiệm lối sống khác biệt đã tồn tại trong hàng thiên niên kỷ. 

Năm 2005, Meymand đã được trao Giải thưởng quốc tế UNESCO-Hy Lạp Melina Mercouri về bảo vệ và quản lý của cảnh văn hóa trị giá khoảng 20.000 USD. Đến ngày 04/7/2015, ngôi làng cùng với các giá trị văn hóa của nó đã được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.../.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.