“Mắt xích” Việt Nam trong các vụ săn bắn trộm tê giác ở châu Phi

Tê giác bị giết để lấy sừng
Tê giác bị giết để lấy sừng
(PLO) -“Không thể phớt lờ vai trò của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng săn bắn trộm ở châu Phi” là tiêu đề bài viết vừa được đăng tải trên tạp chí Time, trong đó cho rằng Việt Nam có trách nhiệm lớn trong việc nạn săn bắn trộm tê giác gia tăng ở châu Phi.

Trách nhiệm của Việt Nam?

Thực tế cho thấy khó có thể có một giải pháp chung để cứu các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các nhà bảo tồn động vật hoang dã thời gian qua liên tục kêu gọi giải quyết ma trận phức tạp của nhiều vấn đề đan xen với nhau để cứu các loài động vật hoang dã.

Lấy ví dụ loài hổ ở châu Á. Những con vật này đang phải đối mặt với tình trạng mất đi môi trường sống, con mồi bị cạn kiệt, xung đột với con người và nạn săn bắn để lấy da, xương và các bộ phận khác trên cơ thể.

Ở cách châu Á nửa vòng Trái Đất, những đàn bướm chúa di cư vốn được nhiều người xem là biểu tượng của khu vực Bắc Mỹ cũng đang bị hủy diệt bởi nạn phá rừng, di canh di cư và biến đổi khí hậu.

Ở mỗi thời điểm thường có một cơ hội để thay đổi tình thế. Trong cuộc chiến để cứu lấy những chú tê giác ở châu Phi, một trong những khoảnh khắc như vậy là đang ở tầm với. Cụ thể ở đây là việc Việt Nam có thể đóng cửa thị trường buôn bán sừng tê giác và viết lại tương lai của những chú tê giác trong môi trường tự nhiên.

Những con tê giác đang bị săn bắn một cách có hệ thống để lấy sừng của chúng. Ở châu Phi – là nơi có số cá thể tê giác đang sinh sống lớn nhất thế giới – gần 6.000 con tên giác đã bị săn bắn. Trách nhiệm trong tình trạng này nằm khá nhiều ở nhu cầu tại Việt Nam. 

Cuộc khủng hoảng săn bắn trộm đã bùng phát 1 thập kỷ trước khi tại Việt Nam có những tin đồn cho rằng sừng tê giác chữa được ung thư dù thực tế hoàn toàn không phải vậy. Vài năm sau đó, con tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam – một loài tê giác hiếm ở Đông Nam Á – được phát hiện đã chết với chiếc sừng của nó đã bị cắt mất.

Cơn sốt ban đầu vì những lợi ích chưa được chứng minh cho sức khỏe sau đó đã biến chuyển trở thành cuộc đua biểu tượng của sự giàu có, thành công. Ở Việt Nam, sừng tê giác được tặng cả khối cho một thành viên trong gia đình hay cho một đối tác làm ăn tiềm năng hoặc cũng có thể được nghiền thành bột để dùng trong những bữa tiệc hay chữa chứng nôn nao. 

Cũng giống như mối liên quan với ung thư, cho đến nay chưa hề có bằng chứng khoa học nào chứng minh sừng tê giác có những công dụng chữa các triệu chứng nói trên. Tuy nhiên, sừng tê giác vẫn được đánh đồng với sự năng động và thành công trong xã hội, ngày càng trở nên phổ biến cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ tầng lớp trung lưu ở Việt Nam.

Vấn nạn săn bắn trộm tê giác được những băng nhóm tội phạm có quy mô hoạt động trên toàn cầu chỉ đạo và cấp vốn càng khiến tình hình trở nên phức tạp hơn bởi chúng có thể chuyển hướng mục tiêu nhanh chóng. Năm 2015, tình trạng săn bắn trộm tê giác đã gia tăng đến mức đỉnh điểm ở Namibia và Zimbabwe dù trước đó tình hình ở những nơi này không quá nghiêm trọng. 

Trong khi đó, cho đến nay, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có nhiều bước đi để chấm dứt tình trạng giết chết những con tê giác. Nạn săn bắn trộm tê giác ở châu Phi vẫn tiếp tục không suy giảm, bất chấp việc các chính phủ ở châu Phi đã có nhiều nỗ lực mạnh mẽ để chống lại tình trạng này.

Tin tốt

Tin tốt là nhu cầu sừng tê giác đang dần chấm dứt ở Việt Nam có thể sẽ khiến áp lực săn bắn trộm sừng tê giác châu Phi với số lượng lớn giảm đi. Tuy nhiên, vấn nạn này không hề dễ đánh bại.

Ở Việt Nam, các ngôi sao đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt những vụ thảm sát tê giác và đã có những nỗ lực của cộng đồng để làm giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác. 

Một chiến dịch do các tổ chức TRAFFIC (Mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán động vật hoang dã) và Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã tích cực tuyên truyền để thuyết phục những người đàn ông sống ở khu vực đô thị của Việt Nam rằng sự tự tin đến từ bên trong họ chứ không phải từ một số bộ phận trên cơ thể động vật, rằng thực tế thì sừng tê giác có thành phần cấu thành tương tự như móng tay của con người. 

Mặc dù vậy việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng sẽ không thể xảy ra chỉ trong một sớm một chiều. Việc đó cần phải có thời gian trong khi những con tê giác tại châu Phi thì không còn thời gian. 

Trước những chỉ trích ngày càng gia tăng, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ra một chỉ thị mới chỉ đạo các lực lượng chức năng trên khắp cả nước thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa và đấu tranh với hoạt động buôn bán động vật hoang dã. Đây là một tín hiệu đầy hy vọng nhưng cần phải được theo dõi sát sao với những hành động cụ thể và kịp thời.

Về mặt pháp lý, việc buôn bán sừng tê giác bị cấm ở Việt Nam, tương tự như quy định của các nước trên toàn thế giới từ năm 1977. Nhưng trên thực tế, Việt Nam thời gian qua không có nhiều động thái để ngăn chặn hoạt động buôn bán sừng tê giác. Những vụ thu giữ sừng tê giác lớn không diễn ra ở Việt Nam dù một lượng thông tin và tin tức lớn đã được cung cấp cho giới chức Việt Nam. 

Cho đến nay tại Việt Nam cũng chưa diễn ra vụ khởi tố về hoạt động buôn bán sừng tê giác nào dù có rất nhiều bằng chưng cho thấy đây là một thị trường buôn bán phát triển.

Chỉ mới tháng trước, những chi tiết được phát giác sau cuộc điều tra kéo dài 1 tháng về hoạt động buôn bán sừng tê giác ở Nhị Khê, một ngôi làng ở ngoại ô thủ đô Hà Nội của Việt Nam.

Theo các thông tin, sừng của khoảng 579 cá thể tê giác đã được bán ở ngôi làng này. Thông tin về vụ việc này chỉ được công bố sau khi giới chức Việt Nam không đóng cửa được hoạt động buôn bán ở đây.

Cơ hội cuối cùng

Cuối tuần qua, đại diện của chính phủ 182 nước trên thế giới bắt đầu cuộc gặp ở Johannesburg, Nam Phi trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 17 của các bên tham gia Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã nguy cấp (CITES). 

Tại cuộc gặp này, các nước sẽ thảo luận về số phận của hàng trăm loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn buôn bán trái phép, trong đó tê giác là loài được chú ý và bàn thảo nhiều. Đây là một cơ hội – có thể là cơ hội cuối cùng – để Việt Nam thúc đẩy các nỗ lực của chính nước này cũng như giúp đỡ các nước khác trong việc chấm dứt hoạt động buôn bán luẩn quẩn này.

Việt Nam nên bắt đầu xử lý tội phạm buôn bán động vật hoang dã như một hành vi phạm tội nghiêm trọng, tích cực thực thi lệnh cấm toàn cầu về buôn bán sừng tê giác. Điều này đồng nghĩa với việc thành công trong việc khởi tố những kẻ buôn bán sừng tê giác, áp những hình phạt nặng để tạo tính răn đe cho những người có ý đồ phạm tội. 

Việc đó cũng đồng nghĩa với việc xử lý các vụ việc liên quan đến sừng tê giác giả như sừng tê giác thật, lấp những lỗ hổng vốn đang khiến các nỗ lực thực thi luật pháp về buôn bán sừng tê giác trở nên phức tạp hơn, cản trở khả năng kiểm soát hoạt động buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp quy mô lớn của Việt Nam.

Các nước khác trên thế giới cũng có vai trò trong việc này, phải buộc Việt Nam phải chịu trách nhiệm nếu không tạo được tiến bộ trong việc ngăn chặn hoạt động buôn bán sừng tê giác như nước này vẫn vậy cho đến nay.

Thế giới đang theo dõi và phát triển không ngừng. Việt Nam có lựa chọn là đồng ý và thể hiện tiến bộ thực sự trong việc thực hiện kịp thời các biện pháp để ngăn chặn hoạt động buôn bán sừng tê giác vào thị trường nước này hay đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt thương mại theo khuôn khổ CITES.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.