Mảnh xương bị 'bỏ quên' trong phổi cụ bà 75 tuổi

Các bác sĩ can thiệp nội soi phế quản gắp dị vật cho người bệnh.
Các bác sĩ can thiệp nội soi phế quản gắp dị vật cho người bệnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ho sốt suốt thời gian dài không đỡ, cụ bà 75 tuổi vào viện kiểm tra thì phát hiện dị vật kẹt trong phổi.

Bệnh nhân N.T.L (75 tuổi, trú tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có tiền sử tăng huyết áp, bị ho nhiều kèm nặng tức ngực, khạc đờm vàng đục khoảng 2 tháng nay. Gần đây, bệnh nhân ho khạc đờm tăng lên kèm sốt nóng, dùng thuốc tại nhà không đỡ nên đến khám tại một bệnh viện ở Quảng Ninh.

Kết quả CT-scanner ngực có hình ảnh viêm tổn thương đông đặc thùy dưới phổi phải và phân thùy lưỡi phổi trái, giãn phế quản thùy trên phổi trái. Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa hô hấp, chẩn đoán tình trạng viêm thùy phổi, theo dõi lao phổi, chỉ định nội soi phế quản để xác định chính xác nguyên nhân bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Quá trình nội soi phế quản ống mềm, bác sĩ phát hiện dị vật góc cạnh dài 1,5 cm là mảnh xương gây bít tắc ở thùy dưới phổi phải gây tổn thương viêm mủ. Sau đó ê-kip nội soi đã tiến hành gắp dị vật, hút rửa sạch phế quản thùy dưới phổi phải.

Sau can thiệp 24 giờ, bệnh nhân tỉnh, phổi thông khí tốt, giảm ho, không còn sốt, sức khỏe ổn định, tiếp tục được điều trị kháng sinh, kháng viêm.

Bác sĩ cho biết: “Do dị vật kích thước khá lớn, sắc nhọn nằm lâu trong lòng phế quản gây tổn thương thùy phổi dẫn đến tình trạng viêm mủ nghiêm trọng. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời dị vật có thể bám chắc, sâu hơn gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, nặng hơn có thể xuất hiện giãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngày, áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, thủng phế quản, tràn khí màng phổi... khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Một số trường hợp dị vật phế quản nguy hiểm có thể gây tắc nghẽn đường thở khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng”.

Qua trường hợp bệnh nhân trên, bác sĩ khuyến cáo người dân: Khi bị hóc dị vật như mảnh xương, hạt hoa quả, thức ăn… không nên cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy dị vật ra ra. Những việc làm này sẽ làm cho niêm mạc họng bị trầy xước, chảy máu, dễ nhiễm trùng, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào những vị trí nguy hiểm.

Người ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói chuyện hay cười đùa, nhất là người già và trẻ nhỏ, để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường ăn, đường thở.

Những dấu hiệu của dị vật bị bỏ quên trong đường thở thường không rõ ràng nên khi có các triệu chứng ho, ho lẫn đờm, máu, tức ngực, khó thở…, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Trẻ 11 tuổi hóc dị vật khi ngậm bút bi

Đã qua tuổi hiếu động, nhưng cậu học sinh lớp 6 ở Tiền Giang vẫn rơi vào tình trạng khẩn cấp vì hóc dị vật. Bệnh nhi vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng khó thở nặng, ho nhiều sặc sụa và sốt nhẹ.

Trước đó 7 ngày, trẻ đến khám tại phòng khám tư với chuẩn đoán viêm hô hấp. Tuy nhiên, các triệu chứng ho, khó thở và sốt âm ỉ tăng dần theo từng ngày.

Khai thác bệnh sử, trẻ cho biết có ngậm cây bút bi và vô tình nuốt phải đầu nút bấm bằng nhựa.

Nghi ngờ hóc dị vật đường thở, ê-kíp bác sĩ đã nội soi phát hiện dị vật nằm bít lòng phế quản trung gian phổi. Cụ thể, dị vật này là đậu nhựa bút bi đang nham nhở xước bởi các chất tiết đàm nhớt.

Tai nạn dị vật rất phổ biến ở trẻ em và đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do dị vật là pin hoặc các loại đậu hạt đầu nhọn dễ bít lòng và trầy xước tổn thương, tắc nghẽn đường thở... Nếu không được phát hiện sớm, các biến chứng về sau hết sức khôn lường.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.