Mang hạnh phúc cho những người đẹp bị khiếm khuyết “khó nói”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Tại hội nghị Phẫu thuật tạo hình- thẩm mỹ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào ngày 30/9 và 1/10 vừa qua, cả hội trường lặng đi khi nghe các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn- Hà Nội) chia sẻ câu chuyện về việc phẫu thuật tạo hình bằng phương pháp cấy niêm mạc miệng giúp mang lại hạnh phúc cho những phụ nữ không có âm đạo bẩm sinh nhờ phát minh hết sức nhân văn của nhóm các nhà khoa học, bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn. 

Câu chuyện về cô gái Bảo Ngọc (19 tuổi, ở Hà Nội) rất xinh đẹp, thông minh, con gái duy nhất của một gia đình giàu có là một ví dụ. Là con hiếm, gia đình có điều kiện nên khi mang thai cô, cha mẹ cô đã cẩn thận ra nước ngoài khám sàng lọc trước sinh vì thời điểm đó công nghệ sàng lọc trước sinh tại Việt Nam chưa phổ biến và hiện đại như bây giờ.

Những xét nghiệm về thai nhi đều cho chỉ số rất ổn, cô bé Bảo Ngọc ra đời như một tuyệt tác hoàn hảo. Do được chăm sóc tốt nên Bảo Ngọc phổng phao, có biểu hiện dậy thì sớm hơn các bạn gái cùng lứa khi vòng 1 và vòng 3 sớm phát triển hoàn hảo, 12-13 tuổi trông cô đã ra dáng thiếu nữ. Có điều lạ là dù hình thể hoàn thiện vậy nhưng cô bé không thấy hiện tượng kinh nguyệt.

Năm Bảo Ngọc 15 tuổi, người mẹ vì sốt ruột không thấy con gái có nguyệt san nên đưa đi khám, nhưng kết quả siêu âm cho thấy buồng trứng phát triển bình thường, các chỉ số nội tiết tố nữ đều ở ngưỡng “chuẩn” nên gia đình yên tâm, ráng đợi thêm. Do mặc cảm về chuyện tế nhị này nên sau đó Bảo Ngọc đã nói dối mẹ để mẹ cô yên tâm. Mãi đến khi cô trưởng thành và có bạn trai, hai người không thể “vượt rào” đã khiến cô buộc phải tìm đến bác sĩ lần nữa.

Trường hợp của Bảo Ngọc được các bác sĩ xác định mắc chứng “bất sản ống muller” (dị tật không âm đạo bẩm sinh). Theo các nghiên cứu khoa học, trên thực tế, cứ khoảng 6.000-8.000 phụ nữ thì có một trường hợp mắc dị tật này. Những trường hợp không có âm đạo bẩm sinh rất khó phát hiện vì cơ thể vẫn phát triển bình thường, ở ngoài vẫn có âm hộ, nhưng bên trong lại không có âm đạo, không có khoang trống để quan hệ tình dục. Hầu hết các trường hợp chỉ khi đến tuổi dậy thì mới phát hiện không có hiện tượng kinh nguyệt, hoặc khi không thể quan hệ tình dục được mới phát hiện do không có âm đạo. 

Theo các chuyên gia, dị tật “bất sản ống muller” rất khó xác định, dù có khám sàng lọc sơ sinh cũng không thể phát hiện ra. Các cô gái mắc chứng này từ nhỏ đến khi dậy thì bình thường như bao người khác, bầu ngực và bộ phận sinh dục hầu hết đến tuổi trưởng thành mà phải trải qua nhiều khâu xét nghiệm mới xác định được. Thực tế, số phụ nữ bị dị tật này ở Việt Nam không hề ít. Nhưng số người tìm đến bác sĩ để khám và tư vấn còn rất nhỏ so với tỉ lệ mắc, có thể do hiểu biết, hoặc do tâm lý phụ nữ Việt Nam ngại để người khác biết những dị tật riêng tư nên số người được chữa trị càng chỉ là rất nhỏ.

Tại Bệnh viện Xanh Pôn, mấy năm gần đây có khoảng 50 ca đến khám và điều trị. BS. Phạm Thị Việt Dung kể về trường hợp chị Mai Anh (24 tuổi, ở Hải Phòng) đến gặp bác sĩ với tâm trạng rầu rĩ. Mai Anh tâm sự với bác sĩ bản thân rất yêu chồng, rất ham muốn gần gũi nhưng vợ chồng chị không thể nào quan hệ được mà không biết lý do. Nỗi đau đớn, mặc cảm khiến Mai Anh lẩn tránh dẫn đến chồng chị hiểu lầm, tình cảm vợ chồng có nguy cơ tan vỡ.

Còn cô gái trẻ Vũ Hà (20 tuổi, quê Hà Nam) thì đến gặp bác sĩ với tâm trạng hoảng loạn, sau khi cưới, vợ chồng Hà không thể quan hệ tình dục được. Càng thất bại, anh chồng càng cố “làm tới” khiến người vợ bị chấn thương đường tiểu. Vì còn trẻ, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm nên cả hai vợ chồng Hà đều không hiểu nguyên nhân vì sao nhưng cũng không dám đi khám hoặc tâm sự với ai. Chỉ khi Vũ Hà bị chấn thương đường tiểu, nhiễm trùng nặng, buộc phải ra bệnh viện điều trị, cô mới dám tâm sự thật câu chuyện với bác sĩ. Kết quả khám và xét nghiệm cho thấy, Vũ Hà mắc chứng không có âm đạo bẩm sinh. 

Trường hợp của chị Bảo Ngọc, Mai Anh, Vũ Hà… kể trên cũng như hầu hết bệnh nhân đều không biết có bệnh lý này, đến khi biết thì lại không biết điều trị ở đâu. Trước kia, những phụ nữ mắc chứng bệnh này đành phải cam chịu đầu hàng số phận, đổ thừa cho lỗi tại tạo hóa, ngậm ngùi chấp nhận không được thực hiện thiên chức làm mẹ. Nhưng từ năm 2015, Công trình nghiên cứu khoa học về “Quy trình kỹ thuật tạo hình âm đạo bằng niêm mạc miệng” của GS.TS. Trần Thiết Sơn- Chủ nhiệm bộ môn Phẫu thuật tạo hình (Đại học Y Hà Nội), Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình –Bệnh viện Xanh Pôn  cùng các cộng sự là BS. Phạm Thị Việt Dung và BS. Nguyễn Thị Thu Trang đã mang lại hạnh phúc cho nhiều phụ nữ có khiếm khuyết “khó nói”.

Tại Việt Nam, một trong số ít bệnh viện thực hiện được phẫu thuật tạo hình âm đạo là Bệnh viện Xanh Pôn. Tại Khoa Phẫu thuật tạo hìnhcủa Bệnh viện Xanh Pôn, khi tiến hành tạo hình âm đạo cho các bệnh nhân mắc dị tật bẩm sinh, các bác sĩ đã sử dụng chính niêm mạc miệng của bệnh nhân để cấy vào âm đạo, niêm mạc sẽ dần che phủ và tạo khoang âm đạo mới của bệnh nhân có chiều sâu và đường kính phù hợp. Chỉ sau khoảng một tháng, “công trình” đã hoàn thiện trên cơ thể bệnh nhân. Hầu hết các bệnh nhân sau khi được áp dụng kỹ thuật mới này đều đã quan hệ tình dục bình thường, có thể hoàn toàn tự tin lấy chồng, làm tròn thiên chức của người vợ.

Với nghiên cứu mới này, từ tháng 6/2015 đến nay, đã có 12 người phụ nữ bị dị tật âm đạo được phẫu thuật bằng phương pháp ghép niêm mạc miệng tại Khoa Phẫu thuật tạo hình của Bệnh viện Xanh Pôn. Mục tiêu của phẫu thuật này là giúp bệnh nhân quan hệ tình dục được, bảo đảm hạnh phúc cá nhân, ổn định tâm, sinh lý. Các bác sĩ khuyến cáo, với những phụ nữ bị khiếm khuyết “khó nói” này, thời điểm làm phẫu thuật phù hợp nhất là khi bệnh nhân bước vào tuổi dậy thì. 

BS. Phạm Thị Việt Dung cho hay, việc phẫu thuật để tạo hình âm đạo là một phương pháp đơn giản, hiệu quả, giúp cải thiện đời sống tình dục cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Kỹ thuật này thực hiện càng sớm thì cơ hội thành công càng cao. Trên thực tế cứ khoảng 4.000-8.000 phụ nữ thì có một trường hợp mắc dị tật này nên ước tính, còn rất nhiều phụ nữ bị dị tật này chưa tìm đến bác sĩ, đang cam chịu bất hạnh của số phận. Vậy nên, những cô gái có các dấu hiệu bất thường như khi dậy thì vẫn không có kinh nguyệt, không quan hệ vợ chồng được… hãy tự tin tìm đến các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và có hướng giải quyết phù hợp. 

(Tên các bệnh nhân nữ đã thay đổi)

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.