“Mầm xanh” trong tương lai

Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương do biến đổi khí hậu. (Nguồn: UNICEF Việt Nam)
Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương do biến đổi khí hậu. (Nguồn: UNICEF Việt Nam)
 (PLVN) - Việt Nam hiện nay đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của khí hậu, nhưng đồng thời các em cũng là hy vọng để đem đến một “môi trường xanh” trong tương lai.

Cảnh báo những nguy cơ

Tại một sự kiện của UNICEF được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), bà Debora Comini, Giám đốc khu vực UNICEF Đông Á và Thái Bình Dương phát biểu: “Tình hình trẻ em ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương rất đáng báo động. Cuộc khủng hoảng khí hậu đang đặt cuộc sống của các em trước nhiều nguy cơ, khiến các em bị bỏ lỡ tuổi thơ, quyền được sống và phát triển”.

Ở Việt Nam, có thể thấy những trận lũ lụt càn quét ở miền Trung, các đợt hạn hán kéo dài do ảnh hưởng của El Nino vào giai đoạn 2015 - 2016, hay nguồn nước đang cạn kiệt, nhiễm mặn, nhiễm phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, giống như một “làn sóng ngầm” âm thầm tác động đến cuộc sống của những đứa trẻ chưa đến tuổi vị thành niên.

Qua các số liệu được đưa ra từ những báo cáo, thống kê đã cho thấy điều này. Cụ thể, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, nước, đất và thực phẩm; 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố môi trường. Còn tại bảng xếp hạng của UNICEF - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc, các quốc gia dựa trên nguy cơ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường, trẻ em Việt Nam xếp thứ 37.

Để bảo vệ trẻ em khỏi biến đổi khí hậu, tại Việt Nam, nhiều tổ chức, cơ quan chức năng đã bắt tay vào cuộc. Trong đó, không thể thiếu một cái tên nổi tiếng đó là UNICEF - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc. Được biết, UNICEF Việt Nam đã có những bài viết, dự án, chiến dịch về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với trẻ em Việt Nam. Như bài về tỉnh Bến Tre, do các Chuyên viên Cứu trợ về Nước sạch - Vệ sinh của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) thực hiện.

Cụ thể, từ vài năm trở lại đây, tỉnh Bến Tre là một địa phương chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc xâm nhập mặn và hạn hán kéo dài. Không chỉ tạo ra thiệt hại cho cây ăn quả như: cây chanh, cây dừa,… mà còn làm giảm sản lượng thủy, hải sản tại các sông, hồ, kênh, rạch. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ gia đình. Như câu chuyện của em Kha, bắt đầu từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài, lượng tôm, cá giảm so với trước đây, bố của Kha (sống tại Bến Tre) phải đổi sang nghề phụ hồ, vất vả hơn rất nhiều, không có thời gian ở nhà chăm sóc em (mẹ em mất sớm). Điều này khiến Kha ngày càng nhút nhát và trầm lặng. Không chỉ em Kha, mà còn rất nhiều đứa trẻ khác ở Bến Tre có một tuổi thơ cơ cực, cô đơn, khi cha mẹ buộc phải rời bỏ nghề cày cấy, đánh bắt ở quê nhà do biến đổi khí hậu, để làm một công việc khác nặng nề, bận rộn hơn.

Chẳng những làm cho trẻ em thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người lớn mà biến đổi khí hậu, còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các em. Ví dụ như trong một báo cáo của UNICEF vào năm 2021, nhằm phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu, cho thấy việc hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng đến mùa màng, có thể làm cho trẻ em bị suy dinh dưỡng. Cụ thể, giai đoạn 2015 - 2016, Việt Nam đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm, ảnh hưởng đến khoảng 520.000 trẻ em tại 52 trong số 63 tỉnh, thành. Ước tính trong khoảng thời gian này, có hàng triệu người không có nước sạch để dùng, có đến 1,1 triệu dân không đảm bảo đảm được an ninh lương thực.

Câu chuyện biến đổi khí hậu tưởng như chỉ là của “trời đất”, nhưng đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người, đặc biệt là trẻ em. Hạn hán, mất mùa, bão lũ, sạt lở, xâm nhập mặn của nước biển,… đang tác động tới sức khỏe thể chất, tinh thần và quyền lợi của những đứa trẻ, đặc biệt là các em ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này rất dễ hiểu, vì phần lớn kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp. Những hộ gia đình phải “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để có được thu nhập. Cho nên, biến đổi khí hậu tạo ảnh hưởng tiêu cực lên chính mảnh đất sản xuất của người nông dân, đồng thời làm suy giảm kinh tế gia đình, thậm chí buộc họ phải di cư đến những nơi khác để sinh sống.

Điều này đã vô tình khiến trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề. Các em có thể buộc phải thôi học để phụ giúp bố mẹ. Hoặc nếu vẫn bám trụ với mảnh đất cằn cỗi, liên tục bị tàn phá do thiên tai, bão lũ và một nguồn nước nhiễm phèn, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dinh dưỡng của mỗi đứa trẻ. Đặc biệt, khi thay đổi môi trường sống, không ít trẻ nhỏ đã vô tình trở thành đối tượng bị lạm dụng, xâm hại.

Dù trẻ em không phải là người đã gây ra biến đổi khí hậu, nhưng các em lại thành đối tượng dễ bị tổn thương, chịu những cú “sốc” do sự thay đổi của môi trường mang lại. Dù thiệt thòi như vậy, nhưng các em khó có thể lên tiếng, vì bản chất của trẻ em là sống phụ thuộc vào gia đình, không có uy quyền trong xã hội. Tuy nhiên, mặc dù là “nạn nhân” do biến đổi khí hậu gây nên, nhưng chính các em sẽ là nhân tố quan trọng để thay đổi môi trường sống trong tương lai.

Cùng trẻ em tìm lại “môi trường xanh”

Trong báo cáo của UNICEF vào năm 2021, bà Les Miller - Phó đại diện của UNICEF tại Việt Nam, đã từng cho biết: “Khủng hoảng về khí hậu là khủng hoảng về quyền trẻ em”. Được quan tâm, chăm sóc, yêu thương, đi học và sống trong một môi trường an toàn là quyền lợi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng xứng đáng được thụ hưởng. Tuy nhiên, vì biến đổi khí hậu, mà nhiều em đã phải tồn tại trong môi trường ô nhiễm, với những nguy hiểm ở xung quanh.

Thực tế, khi biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đe dọa đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác thì trẻ em là một nhân tố quan trọng để bảo vệ môi trường của trái đất trong tương lai. Nhận thức được điều đó, nhiều tổ chức, cơ quan chức năng tại Việt Nam, cũng như như tất cả các nước trên thế giới đều đề ra phương án để bảo vệ trẻ em trước sự thay đổi của khí hậu.

UNICEF đã đặt trẻ em là trọng tâm giải pháp, đây là phương pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai ở trẻ em và trẻ em khó khăn tại các vùng sâu, vùng xa nhằm xác định, đánh giá và giảm nguy cơ tử vong, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, sinh kế, tài sản và dịch vụ xã hội. UNICEF đang nỗ lực giữ cho cộng đồng người dân được an toàn thông qua các sáng kiến như khuyến khích mô hình trường học an toàn, hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, nâng cao nhận thức về thiên tai ở trẻ em sử dụng công nghệ tiên tiến và các sáng kiến do những người trẻ lãnh đạo, cũng như lập bản đồ rủi ro trong trường học và cộng đồng.

Hướng đến giải pháp hỗ trợ trẻ em có giá trị bền vững, các tổ chức như UNICEF không chỉ hỗ trợ về vật phẩm tại nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, mà tập trung vào việc giáo dục, hướng dẫn, hỗ trợ trẻ em và cộng đồng nhận thức được những nguy hiểm do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu gây ra cho con người. Hơn nữa, sẽ giúp mỗi người trong xã hội, đặc biệt là trẻ nhỏ hiểu được những tiêu cực của biến đổi khí hậu, từ đó thay đổi và tạo ra một môi trường sống lành mạnh trong tương lai.

Để tăng cường nhận thức của cộng đồng, cũng như trẻ em về biến đổi khí hậu, UNICEF Việt Nam đã tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa như: Dự án “Innovation for Children”; hay dự án kéo dài 4 năm nhằm tăng cường khả năng ứng phó với rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho trẻ em giữa Đại sứ quán Nhật Bản và UNICEF Việt Nam; chiến dịch “Cùng nhau hành động sớm - Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh trước thiên tai và biến đổi khí hậu cho trẻ em”; chiến dịch “Vì một ASEAN an toàn, sạch và xanh”,…

Cụ thế, lấy ví dụ như Chiến dịch truyền thông sáng tạo “Cùng nhau hành động sớm - Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh trước thiên tai và biến đổi khí hậu cho mọi trẻ em” đã được học sinh, phụ huynh, các trường học tích cực tham gia. Đây là chiến dịch do Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phối hợp thực hiện với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, kết thúc vào tháng 12 năm 2022. Chiến dịch đã tổ chức những chuỗi hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn và sáng tạo như gameshow, thử thách làm video “1 phút xanh” trên mạng xã hội, tổ chức giải chạy. Thu hút 33.000 tham gia và tiếp cận được 1,6 triệu người.

Các chiến dịch giống như “Cùng nhau hành động sớm - Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh trước thiên tai và biến đổi khí hậu cho mọi trẻ em” là một cách giáo dục trẻ em về môi trường rất thú vị. Khi bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu bằng cách lắng nghe tâm tư của các em học sinh, chứ không áp đặt các em theo suy nghĩ của người lớn. Khuyến khích sự sáng tạo, trí tưởng tượng của các em. Từ đó, khiến cho mỗi trẻ nhỏ dành sự quan tâm, yêu mến cho môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Đọc thêm

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.