Mái chùa che chở hồn dân tộc

Mái chùa che chở hồn dân tộc
0:00 / 0:00
0:00
Qua hàng ngàn năm, mái chùa đã là hình ảnh thân quen, tiêu biểu của làng quê Việt, đi vào tiềm thức dân tộc:

Qua hàng ngàn năm, mái chùa đã là hình ảnh thân quen, tiêu biểu của làng quê Việt, đi vào tiềm thức dân tộc:

“Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá

Sư cụ nằm chung với khói mây”.

(Nguyễn Khuyến)

“Bầu trời cảnh Bụt

Thú Hương sơn ao ước bấy lâu nay

Thoảng bên tai một tiếng chày kình

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”.

(Chu Mạnh Trinh)

Chùa làng Việt ghi dấu với vẻ đẹp dân dã, hiền hòa, xuất phát từ bản chất từ bi, vô ngã, vị tha, là một bộ phận quan trọng trong di sản văn hoá Việt Nam. Thiền sư Pháp Loa (1284-1330) từng nói rõ trong Thiền đạo yếu học: “Cảnh chùa có 4 điều: Một là Nước, hai là Lửa, ba là Lương thực, bốn là Rau… Cảnh không gần nhân gian mà cũng không xa nhân gian, vì gần thì ồn ào, mà xa thì không ai giúp đỡ cho” [1]. Chùa thường gắn với bức tranh làng quê thơ mộng như qua cảm nhận của Phật hoàng Trần Nhân Tông: Mục đồng địch lý quy ngưu tận/ Bạch lô song song phi hạ điền (Trẻ chăn trâu thổi sáo đổi trâu về/Cò trắng từng đôi lượn xuống đồng). Nhưng cũng có khi lại là biểu tượng cho linh khí non sông:

Trấn áp Đông Tây củng đế kỳ

Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy

Sơn hà bất đông kinh thiên trụ

Kiến cổ nan ma lập địa chù.

(Trấn áp Đông Tây giữ vững kinh kỳ nhà vua. Đó là ngọn tháp sừng sững cao trội hẳn lên. Như chiếc cột chống trời đứng đó làm cho sơn hà yên ổn. Như mũi dùi dựng trên mặt đất, từ xưa chẳng hề mòn).

(Phạm Sư Mạnh, Vịnh Tháp Báo Thiên)

Kho tàng dân gian cũng ẩn chứa hình ảnh chùa quê trong những câu như: “Chùa làng, phong cảnh Bụt”, “Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”… Nhiều chợ làng thường họp ở ngay cửa chùa, dân gọi là “chợ Chùa” (thư tịch ghi là “Tam Bảo thị”). Ngoài các lễ chùa, còn có các hội chùa với những trò chơi dân gian, hoạt cảnh văn hóa giàu tính nghệ thuật được nhắc đến trong những câu ca dao:

“Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ

Trai chưa vợ nhớ Hội chùa Thầy”,

“Dù cho cha đánh mẹ cheo

Thì em không bỏ Hội Keo hôm Rằm”.

Chùa là nơi nuôi dưỡng niềm tin vào giáo lý của Đức Phật, từ đó rút ra những giá trị đạo đức cao cả, rồi chan hòa vào cuộc sống để dần trở thành truyền thống dân tộc. Chính tâm linh này đã soi rọi cho cách cư xử, nếp nghĩ của ông cha ta suốt chiều dài lịch sử, như: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Thương người như thể thương thân, Chín bỏ làm mười, Làm lành lánh dữ, Ở hiền gặp lành… Chùa Việt còn là nơi thể hiện lòng hiếu thảo, nơi báo tứ trọng ân, xá tội vong nhân… Tất cả cho thấy, ngôi chùa qua hàng ngàn năm đã là biểu tượng cho tâm linh dân tộc.

Chùa Việt có vị trí quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dù Phật tử hay người không theo Đạo Phật cũng có thể đến vãn cảnh chùa, nghe giảng kinh hay tham gia các nghi lễ Phật giáo. Mái chùa vốn là nơi chu cấp cho cô nhi, giúp người nghèo khó, chữa bệnh cứu người, là nơi cho người hiếm muộn cầu tự, nơi nương náu khi ai đó gặp hoạn nạn… Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo Chu Quang Trứ đã nhận xét khái quát: “Một làng quê có các công trình kiến trúc đình – đền – chùa là một làng có bề dày lịch sử và có chiều sâu văn hóa. Làng quê ấy là gương mặt Việt Nam, có cái hạn hẹp của nền kinh tế tiểu nông cá thể lạc hậu, nhưng lại có cái đẹp duyên dáng và đôn hậu cả ở cảnh và người. Trong các dạng công trình công cộng trên, chùa là công trình có sớm nhất, phổ biến nhất, gắn bó nhất với cộng đồng dân làng và dân tộc, do đó cũng có sức sống nhất, tồn tại lâu dài nhất và đang tham gia vào đời sống xã hội đương đại” [2].

Dù trải qua bao biến thiên thời cuộc, Phật giáo Việt Nam vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc với tinh thần “Hộ quốc, an dân”. Triều đại phong kiến nào cũng có những Thiền sư là nhà văn hoá, chính trị xuất sắc. Trong các cuộc kháng chiến cứu nước, mái chùa là nơi che chở, nuôi dưỡng bao người chiến sĩ, cán bộ cách mạng; bản thân các Tăng, Ni, Phật tử cũng tham gia tích cực trong các đoàn thể cứu quốc. Qua bao cuộc hưng phế, tấm lòng chùa Việt vẫn hằng trụ, bất biến, đó là tâm lành và thủy chung với đất nước.

Chùa Việt là một trong những dạng công trình lâu đời bậc nhất trong lịch sử nghệ thuật nước nhà, đúc kết tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, văn chương mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Mỗi ngôi chùa có thể nói là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện nét tài hoa của người thợ Việt. Nhiều ngôi chùa đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Chùa đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu đời. Bất cứ chùa nào cũng bắt đầu bằng Tam quan với ba cửa ra vào – biểu thị ba cách nhìn huyền diệu của nhà Phật về cõi nhân gian… Với vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc và mỹ thuật dân gian, gắn kết chặt chẽ, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, chùa Việt đã góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch văn hoá – tâm linh đặc sắc.

Ngoài hàng ngàn ngôi chùa trên toàn quốc, hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 300 ngôi chùa do Tăng, Ni Việt Nam trụ trì. Học giả Moni Bagghee nhận định: “Thế giới ngày nay ngày càng hướng về Đức Phật vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm nhân loại”. Sự hiện diện của ngôi chùa, dù bất cứ ở đâu cũng sẽ là biểu tượng của một nền đạo đức cao cả mà con người cần vươn tới. Gần một thế kỷ trước, nhà bác học Albert Einstein đã khẳng định: “Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lãnh vực nói trên, trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”. Chùa Việt, với tư cách là di sản văn hoá vật thể, gắn với di sản văn hoá phi vật thể là các lễ hội và những sinh hoạt văn hoá tâm linh mang màu sắc dân tộc lâu đời đã minh chứng hùng hồn cho ý tưởng trên của Einstein. Tất cả xứng đáng được nghiên cứu, quảng bá một cách hệ thống và chuyên nghiệp qua nhiều loại hình văn học nghệ thuật cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công việc này trước hết có tác dụng giáo dục truyền thống dân tộc, lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ. Đồng thời, giới thiệu với người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế di sản văn hoá tôn giáo đặc sắc của Việt Nam, góp phần vào phát triển du lịch bền vững gắn với sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

Chú thích:

[1] Hà Văn Tấn, Chùa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, 1993, tr.17.

[2] Chu Quang Trứ, Sáng giá chùa xưa – Mỹ thuật Phật giáo, Nxb. Mỹ thuật, 2012, tr.33.

Đọc thêm

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.