Lý giải về nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng

Ông Bùi Văn Linh và ông Phan Hồng Nguyên (thứ 2 và 3 từ phải sang) giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc của Báo PLVN.
Ông Bùi Văn Linh và ông Phan Hồng Nguyên (thứ 2 và 3 từ phải sang) giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc của Báo PLVN.
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, trong việc dạy dỗ con cái, nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi chỉ cần thiếu một bên thì quá trình giáo dục toàn diện khó thành công. Nhưng lâu nay, không ít bậc cha mẹ thường thiếu quan tâm, chưa sát sao trong giáo dục con em mình. Thậm chí nhiều gia đình còn có tâm lý “khoán trắng” cho nhà trường. 

Vượt quá giới hạn các xô xát thông thường

Theo ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ở Việt Nam, với quy mô trên 22 triệu học sinh, sinh viên và 1,2 triệu nhà giáo, chiếm gần 1/4 dân số, việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn không phải công việc dễ dàng và không chỉ riêng một ngành nào có thể làm được. 

Trong khi đó, ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, khẳng định, bạo lực học đường là thực trạng ở nhiều quốc gia, kể cả nước có nền giáo dục tốt hay làm công tác tư vấn tâm lý học đường tốt. Hiện tình trạng bạo lực học đường đang có chiều hướng phức tạp và gia tăng về số lượng.

“Theo thống kê của ngành Công an mà tôi được biết chỉ trong quý I/2019 có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. Đúng là có nhiều vụ việc bạo lực học đường đã vượt quá giới hạn là các xô xát thông thường giữa học sinh với nhau mà trở thành các vụ việc vi phạm pháp luật”, ông Nguyên nói.

Lý giải về tình trạng trên, ông Linh cho hay, hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường rất đầy đủ.

Tuy vậy, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và tâm sinh lý, hiếu động và muốn tự khẳng định mình, một số học sinh chưa được trang bị các kỹ năng sống cơ bản để thích nghi với sự biến đổi của đời sống xã hội. Những hành vi xấu xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống đã có tác động tiêu cực đến học sinh.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng còn thiếu hướng dẫn ứng xử trong những tình huống cụ thể, thiếu các điều kiện cần thiết để triển khai; sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chưa chặt chẽ và chưa thực sự hiệu quả. “Bộ GD&ĐT đã quy định công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trong trường học, nhưng các nhà trường triển khai còn chậm.

Thêm nữa, có việc thiếu quan tâm, chưa sát sao trong giáo dục học sinh của gia đình. Thậm chí nhiều gia đình còn có tâm lý “khoán trắng” cho nhà trường. Nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội mà chỉ thiếu một bên thì quá trình giáo dục toàn diện khó thành công.

Trong đó, nhà trường phải tạo được môi trường giáo dục thân thiện, để học sinh tin tưởng, chia sẻ khó khăn, vướng mắc; phụ huynh phải nắm bắt được các tâm tư, nguyện vọng, thay đổi của con em để chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và phối hợp cùng nhà trường, đồng thuận với cách giáo dục của giáo viên để xử lý các vấn đề”, ông Linh chia sẻ.

Nhiều áp lực?

Vấn đề đáng chú ý là bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở việc học sinh mâu thuẫn với nhau mà nhiều khi lại xảy ra từ chính các thầy cô giáo đối với học sinh của mình. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến hành vi thiếu kiềm chế của giáo viên, ông Bùi Văn Linh cho rằng, giáo viên ngày nay chịu nhiều áp lực, không chỉ công việc mà còn phải lo toan cho gia đình và áp lực từ dư luận xã hội. Bộ GD&ĐT đã sớm nhận ra thực trạng này nên đã chỉ đạo nhiều giải pháp để  phòng ngừa bạo lực học đường do nguyên nhân này gây ra.

Cụ thể, Bộ đã chỉ đạo các nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo lực học đường để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục, trong đó tập trung xây dựng và thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục, đẩy mạnh hoạt động tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục.

Đồng thời, nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên cơ sở giáo dục. Cùng với đó, thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong trường học, mở rộng đến cả đối tượng là cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên....

Theo ông Linh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ sớm ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh công tác truyền thông, thanh kiểm tra và công tác phối hợp liên ngành. Nêu cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, tự quản của học sinh và các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường. 

Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong trường học, giáo dục kỹ năng sống cho các học sinh, các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các quy định pháp luật để đủ sức răn re đối với vấn đề bạo lực học đường. Bởi hiện nay vẫn có một số hành vi vi phạm chưa có quy định pháp luật điều chỉnh; mức phạt tiền đối với một số hành vi bạo lực học đường còn thấp chưa có sức răn đe, giáo dục...

Giải quyết bất cập này, ông Nguyên kiến nghị các bộ, ngành chức năng như: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ GD&ĐT cần rà soát để sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung điều chỉnh về phòng, chống bạo lực học đường.

 “Thời gian vừa qua, có một số trường hợp học sinh phát tán các clip bạo lực hay quay clip cảnh bạo lực tung lên mạng như vụ việc quay, phát tán clip đánh “hội đồng” một nữ sinh ở Hưng Yên, Quảng Ninh... trên mạng, gây bất bình trong dư luận xã hội.

Hành vi học sinh phát tán hay quay clip bạo lực tung lên mạng nếu không vì mục đích tố cáo, tố giác vi phạm pháp luật thì là hành vi vi phạm pháp luật; vi phạm quyền của cá nhân với hình ảnh quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015”.

Hành vi quay clip tung lên mạng mà không được sự đồng ý sẽ bị xử lý như sau: có thể bị xử lý vi phạm hành chính nếu người có hành vi vi phạm từ đủ 14 tuổi trở lên. Ngoài ra, hành vi này còn có thể cấu thành tội làm nhục người khác nếu học sinh phát tán clip từ đủ 16 tuổi trở lên”. 

(Ông Phan Hồng Nguyên,  Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.