​Học sinh tấp nập ôn thi, phụ huynh sốt sắng tìm lò luyện sử cho con

(PLVN) - Ngày 11/03/ 2019 sở GD&ĐT Hà Nội công bố lịch sử là môn thi bắt buộc thứ 4 trong kì thi tuyển sinh vào 10 năm học 2019 – 2020. Ngay khi quyết định được công bố, học sinh lo lắng ôn thi, phụ huynh sốt sắng tìm lò luyện sử cho con. 

Học sinh loay hoay

Quyết định chọn lịch sử là môn thi tuyển sinh vào 10 của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội khiến nhiều học sinh và phụ huynh lo lắng. Không sai khi cho rằng lịch sử được coi là môn học “ám ảnh” nhiều thế hệ với những câu chuyện thi cử dở khóc dở cười. Đứng trước thông tin được coi là “sét đánh”, nhiều em học sinh lớp 9 tỏ ra lo lắng.

Em Đặng Danh Hào (học sinh lớp 9A3 trường THCS Xuân La) chia sẻ: “Khi được biết môn thi vào lớp 10 là Lịch sử em cùng các bạn thực sự rất lo lắng, từ trước tới nay chúng em chủ yếu tập trung ôn ba môn Toán, Văn, Anh, có ôn thêm cũng là Lý, Hóa. Em không nghĩ môn Lịch sử lại là môn được chọn.”

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

Ám ảnh sợ Sử cùng với việc đây là lần đầu tiên Sở GD&ĐT đưa môn này vào kì thi nên không chỉ học sinh sợ, phụ huynh lo mà ngay cả giáo viên bộ môn cũng tỏ ra vô cùng e ngại. Sự e ngại trên hoàn toàn có cơ sở, Lịch sử là môn thi lần đầu tiên xuất hiện trong bài thi vào 10, do đó cả thầy lẫn trò đều chưa có sự chuẩn bị và kinh nghiệm ôn tập. Hơn nữa, tính đến thời điểm hiện tại, Sở GD&ĐT Hà Nội chưa có động thái công bố đề thi minh họa cho môn học này.

Do đó hàng loạt thắc mắc được đưa ra như: “Phương thức thi ra sao, phạm vi ôn tập ở đâu, trọng tâm sẽ rơi vào mảng nào...?”.

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ, cô Lê Thu – giáo viên Lịch sử trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành cho biết: “Ngay trong thiết kế chương trình đầu năm, các môn học đều sẵn sàng cho kì thi này. Hơn nữa nội dung thi chủ yếu vào chương trình lớp 9 nên chỉ cần học sinh bình tĩnh và tập trung vào các nội dung cơ bản thì sẽ ổn.”

Phụ huynh sốt sắng tìm lò luyện sử cho con

Ngay sau khi biết thông tin thi sử, một số phụ huynh có con em lớp 9 đã lập nhóm “ôn sử” vì cho rằng phải “vào cuộc cùng con”. 

Ghi nhận của phóng viên tại tại một trung tâm luyện thi vào lớp 10 tại khu vực Cầu giấy, các lớp lý, hóa, sinh đã đóng cửa thay vào đó là việc tăng ca ôn Lịch sử, cùng với việc ôn tập, nhiều trung tâm cũng thông báo các đợt thi thử môn Lịch sử cho học sinh. 

Bên cạnh các “lò” luyện thi, đây cũng là thời điểm hàng loạt các page ôn thi sử cấp tốc ra đời với giá dao động từ 200.000 – 250.000/ buổi, mỗi khóa học bao gồm nhiều đợt, mỗi đợt từ 10 – 20 buổi. Hình thức luyện thi online cũng được nhiều trung tâm áp dụng với các video, bài giảng chuyên đề nhận được lượng tương tác lớn từ học sinh và phụ huynh. 

Tài liệu ôn tập cũng là một vấn đề đáng nói đến, có lẽ vì quá áp lực và lo lắng nên nhiều phụ huynh có phản ứng tức thời là chạy đôn chạy đáo tìm tài liệu, sách tham khảo, sách luyện đề cho con. Nhiều phụ huynh chia sẻ tài liệu ôn tập, trong đó có những tài liệu mới biên soạn, nhưng cũng có những tài liệu xào xáo lại vô cùng hỗn tạp. Thậm chí tâm lí sợ con không có tài liệu bằng bạn bè nên phụ huynh đua nhau mua tất cả các sách có liên quan đến thi sử cho con học ôn. 

Tài liệu ôn thi sử (Ảnh: Hiền Lương)
Tài liệu ôn thi sử (Ảnh: Hiền Lương)

Anh Gia Khánh (Xã Đàn, Đống Đa) chia sẻ: “Tôi thường xuyên cập nhập những bộ đề luyện thi sử mới nhất cho cháu, ngay trong lớp của cháu cũng có group riêng của phụ huynh để chia sẻ tài liệu, có bộ sách nào mới ra thì chúng tôi sẽ đặt mua chung để các cháu ôn tập.”

Giáo viên cũng lúng túng

Theo lãnh đạo các trường THCS tại Hà Nội, từ ngày 11/03 các trường đồng loạt xếp lịch luyện thi thêm môn lịch sử tại trường và yêu cầu tất cả các giáo viên thuộc tổ bộ môn lịch sử tham gia giảng dạy. Nhưng có một thực trạng là nhiều giáo viên lịch sử gặp lúng túng do chưa có kinh nghiệm. 

Theo đặc trưng bậc học, nhiều giáo viên dạy sử hiện nay đều là giáo viên đào tạo chuyên ngành văn – sử hoặc giáo dục công dân chuyển sang dạy sử nên việc tư vấn cho học sinh phương pháp ôn tập, luyện thi trắc nghiệm sẽ bị hạn chế. 

Lựa chọn lịch sử là môn thi tuyển sinh THPT là quyết định vừa mang tính nhân văn vừa là bài toán đầy thách thức. Nhân văn ở chỗ giúp các em quan tâm hơn đến lịch sử nước nhà, yêu thêm nền văn hóa dân tộc, biết ơn và tôn trọng nguồn gốc của mình. Song với nỗi sợ sử đã  trở thành “ám ảnh” , trước thực trạng cả giáo viên, học sinh, phụ huynh đều xắn tay vào cuộc thì chắc hẳn, kì thi tuyển sinh vào 10 tại Hà Nội sẽ là trận chiến cực kì khốc liệt.  

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...