Lý do nước Mỹ suốt 25 năm giữ nguyên một mức thuế xăng dầu

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Năm 1993, mức thuế liên bang đối với xăng dầu tại Mỹ vào khoảng 18,4 cent/gallon, tính theo tiền Việt Nam thì tương đương khoảng 1.108 đồng/lít và chưa hề tăng từ đó đến nay.

Mới đây, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tăng thuế xăng nhằm tìm kiếm thêm nguồn thu cho đầu tư xây dựng cầu đường đã khiến nhiều người Mỹ bất ngờ. Sở dĩ chuyện tăng thuế xăng tại Mỹ lại bất ngờ là vì lần cuối cùng xăng tăng thuế tại đây là vào năm 1993, khi Cựu tổng thống Bill Clinton vẫn còn tại vị.

Năm 1993, mức thuế liên bang đối với xăng dầu tại Mỹ vào khoảng 18,4 cent/gallon, tính theo tiền Việt Nam thì tương đương khoảng 1.108 đồng/lít và chưa hề tăng từ đó đến nay. Tính đến hiện tại, tổng mức thuế liên bang và thuế bang bình quân đối với mặt hàng xăng dầu, kèm cả lạm phát từ năm 1993 - 2017, đạt khoảng 49,44 cent/gallon, tương đương 2.979 đồng/lít.

Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức thuế xăng dầu 3 USD/gallon tại một số nước Châu Âu. So sánh với các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), giá xăng dầu của Mỹ cũng thuộc hàng thấp thứ hai trong nhóm (Mexico là quốc gia duy nhất thuộc OECD không đánh thuế xăng dầu). Bình quân các thành viên OECD có mức thuế xăng dầu vào khoảng 2,62 USD/gallon, cao hơn nhiều so với mức 49,44 cent/gallon của Mỹ.

Ngoài ra, một số bang của Mỹ có cách đánh thuế khác so với những nước OECD, như vậy mức thuế xăng dầu thực tế của Mỹ so với nhiều nước khác còn thấp hơn nữa. Bất chấp lạm phát hay những cuộc khủng hoảng xăng dầu, Mỹ đều không tăng thuế từ năm 1993 đến nay và nguyên nhân đến từ việc sử dụng nguồn thu thuế xăng của chính quyền Washington.

Thuế xăng dầu là để xây dựng cầu đường

Tại một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có mức thuế xăng dầu khá cao, vào khoảng 4,32 USD/gallon, chính phủ nơi đây sử dụng một phần rất nhỏ thuế xăng dầu đầu tư cho cầu đường, phần thu còn lại được sử dụng chủ yếu cho chi tiêu công.

Trong khi đó tại Mỹ, loại thuế này được sử dụng chủ yếu cho xây dựng cầu đường. Tùy thuộc vào từng bang cũng như tình trạng hạ tầng của khu vực, lưu lượng giao thông mà mức thuế xăng dầu khác nhau.

Mặc dù thu thuế xăng dầu là một nguồn thu dễ dàng khi nhu cầu đi lại của người dân khá lớn, không cần làm khai báo nhiều… nhưng đây cũng là khoản thu dễ gây biến động cho nền kinh tế cũng như xã hội. Việc tăng thuế xăng dầu có thể kích thích lạm phát cũng như đẩy nhiều mặt hàng tăng giá, ảnh hưởng đến người dân, nhất là những hộ gia đình thu nhập thấp.

Chính phủ Mỹ từ những năm 1956 đã xác định nguồn thu này chủ yếu phục vụ đầu tư xây dựng cầu đường, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng cho các phương tiện di chuyển chứ không sử dụng vào mục đích chi tiêu công khác.

Mỹ bị ảnh hưởng của văn hóa xe hơi cũng như là cái nôi của nhiều hãng xe nổi tiếng lâu đời
Mỹ bị ảnh hưởng của văn hóa xe hơi cũng như là cái nôi của nhiều hãng xe nổi tiếng lâu đời

Khoản thuế 18,4 cent/gallon hiện nay chủ yếu được cho vào quỹ đầu tư đường cao tốc Highway Trust Fund. Quan điểm của chính quyền Washington cùng nhiều bang là vô cùng rõ ràng, thuế sẽ cao tại nơi có nhiều người đi lại để lấy tiền tái đầu tư cầu đường và ngược lại.

Đây là lý do Quỹ Highway Trust Fund gần như cạn vốn trong các cuộc khủng hoảng trước đây do người dân hạn chế di chuyển bằng ô tô cá nhân.

Một yếu tố nữa là diện tích giữa các bang của Mỹ khá lớn, bởi vậy muốn thúc đẩy kinh tế, chính phủ cần giữ thuế xăng thấp để kích thích người dân đi lại đồng thời dồn nguồn thu này cho việc xây dựng thêm các tuyến đường giao thông.

Do diện tích lớn như vậy mà xe hơi và máy bay là những phương tiện di chuyển chính của người dân nước này. Mặc dù cũng có tàu điện ngầm và tàu cao tốc nhưng chúng chỉ phục vụ chủ yếu trong các thành thị.

Hơn nữa, Mỹ bị ảnh hưởng của văn hóa xe hơi cũng như là cái nôi của nhiều hãng xe nổi tiếng lâu đời. Việc phóng xe vi vu du lịch khắp nước Mỹ đã trở thành một văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây. Do đó khi chính phủ có những kiến nghị tăng thuế, cử tri Mỹ chắc chắn sẽ phản đối nếu các quan chức không giải thích được làm sao để hạn chế ảnh hưởng của nó lên người dân.

Trái ngược lại ở nhiều nước Châu Âu, đặc thù biên giới quốc gia khiến họ xây dựng nhiều tàu cao tốc, tàu hỏa hay những loại hình di chuyển ít tốn kém xăng hơn ô tô. Chính phủ các nước Châu Âu cũng cho rằng xăng dầu gây hại đến môi trường và muốn đánh thuế cao để hạn chế sử dụng.

Tại nhiều nước khác, chính phủ đánh thuế xăng dầu chỉ để làm tăng nguồn thu ngân sách cho chi tiêu công mà không tái phân bổ lại cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Hậu quả là chất lượng đường xá kém mà người dân phải đóng thuế cao tạo nên bức xúc trong dư luận.

Lịch sử thuế xăng dầu ở Mỹ

Mặc dù vậy, sự phát triển của công nghệ cũng như nhiên liệu sinh học đang khiến ô tô ngày càng chạy hiệu quả hơn, lượng xăng tốn trên mỗi km đường ngày càng ít. Bởi vậy trong khi ngân sách thu thuế xăng dầu ngày một giảm, chất lượng đường của Mỹ lại không tăng được bao nhiêu.

Thuế xăng tại Mỹ thuộc hàng thấp nhất trong OECD
Thuế xăng tại Mỹ thuộc hàng thấp nhất trong OECD

Từ năm 2008 đến nay, chính quyền Mỹ đã phải bổ sung 143 tỷ USD cho nguồn đầu tư cầu đường do quỹ thu thuế xăng dầu không đủ tiền để bù đắp các chi phí. Năm 2018, chính phủ Mỹ ước tính nguồn thu thuế xăng dầu sẽ thiếu 80 tỷ USD cho các dự án đầu tư cầu đường.

Đây là lý do mới đây Tổng thống Trump muốn nâng thuế thêm 25% nhưng hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong Nghị viện.

Trở lại quá khứ, thuế xăng dầu lần đầu tiên được ban hành tại Mỹ vào năm 1919 vào khoảng 1 cent/gallon. Trong 10 năm tiếp theo, lần lượt từng bang của Mỹ thêm vào thuế xăng dầu riêng của mình cộng với thuế liên bang. Tính đến năm 1939, thuế xăng dầu bình quân người Mỹ phải chịu vào khoảng 3,8 cent/gallon.

Trong những thập niên tiếp theo, thuế xăng dầu tại Mỹ khá biến động do phụ thuộc vào dân số, kinh tế, tình hình phát triển hạ tầng của từng bang. Tại một số bang đông dân, mức thuế xăng cao hơn so với những tiểu bang thưa người kém phát triển do họ cần nhiều chi phí hơn để duy trì cầu đường, phục vụ cho lượng lớn phương tiện di chuyển.

Tính đến ngày nay, mỗi người dân Mỹ sẽ phải trả thuế xăng dầu cố định liên bang 18,4 cent/gallon, chủ yếu dùng để đầu tư các tuyến đường cao tốc nối giữa các bang. Bên cạnh đó, mỗi bang sẽ có một mức thuế xăng dầu thêm riêng. Hiện nay cao nhất là bang Pennsylvania với 58,2 cent/gallon với xăng và 74,7 cent/gallon với dầu diesel, thấp nhất là bang Alaska với 12,25 cent/gallon cho xăng và 12,75 cent/gallon cho dầu diesel.

Phần lớn khoản thu này được dùng đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong bang. Tuy nhiên, một số bang như California, Michigan, Hawaii…cũng thu thêm thuế bán lẻ xăng dầu và chúng cũng chủ yếu để phục vụ việc đầu tư cầu đường trong bang.

Ban đầu, thuế xăng dầu chủ yếu dùng để tăng nguồn thu ngân sách khi Mỹ đang lâm vào Đại khủng hoảng. Tuy nhiên đến năm 1956, cùng với việc thành lập Highway Trust Fund, chính quyền Washington định hướng nguồn thuế này chỉ để dùng tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông.

Diện tích giữa các bang của Mỹ khá lớn, bởi vậy muốn thúc đẩy kinh tế, chính phủ cần giữ thuế xăng thấp để kích thích người dân đi lại đồng thời dồn nguồn thu này cho việc xây dựng thêm các tuyến đường giao thông.
Do diện tích lớn như vậy mà xe hơi và máy bay là những phương tiện di chuyển chính của người dân nước này. Mặc dù cũng có tàu điện ngầm và tàu cao tốc nhưng chúng chỉ phục vụ chủ yếu trong các thành thị.
Hơn nữa, Mỹ bị ảnh hưởng của văn hóa xe hơi cũng như là cái nôi của nhiều hãng xe nổi tiếng lâu đời. Việc phóng xe vi vu du lịch khắp nước Mỹ đã trở thành một văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây. Do đó khi chính phủ có những kiến nghị tăng thuế, cử tri Mỹ chắc chắn sẽ phản đối nếu các quan chức không giải thích được làm sao để hạn chế ảnh hưởng của nó lên người dân.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.