Ấn Độ cam kết giải quyết ô nhiễm nhựa vào năm 2022

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
(PLO) - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đây đã lên tiếng kêu gọi thế giới hành động nhiều hơn để giải quyết ô nhiễm nhựa và hàng loạt vấn đề môi trường khác. 

CNN dẫn lời ông Modi: “Sự suy thoái môi trường khiến cho người nghèo rất dễ bị tổn thương. Nhiệm vụ của mỗi người chúng ta là đảm bảo đất nước giàu mạnh, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố môi trường”. 

Hàng triệu tấn rác nhựa được đổ ra biển mỗi năm, gây ảnh hưởng tới cá voi và các loài sinh vật khác, phần nhiều là ở châu Á. Tình trạng ô nhiễm môi trường do rác nhựa đã được ghi nhận trên toàn cầu, từ những hòn đảo xa xôi cho đến những đỉnh núi cao vút ở Thụy Sĩ. “Không nghi ngờ gì nữa: Chúng ta đang đứng trên bờ vực tai họa nhựa”, Giám đốc điều hành Chương trình môi trường Liên Hợp quốc Erik Solheim ngày 5/6 cảnh báo. Ông Solheim cũng khen ngợi sáng kiến của Ấn Độ: “Họ đã cho thấy rằng động cơ chính trị, vốn đã được biến thành hành động thực tế, có thể truyền cảm hứng cho thế giới và nhen nhóm cho sự thay đổi thật sự”.

Chấm dứt sử dụng nhựa vào năm 2022

Theo Liên Hợp quốc, trên toàn thế giới hiện nay, mỗi phút có tới một triệu chai nhựa bị vứt ra ngoài môi trường. Hàng năm thế giới sử dụng tới 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần, trong đó ở Ấn Độ mỗi ngày đào thải ra khoảng 25.940 tấn nhựa và hơn 97.000 tấn chất thải rắn. 

Trước thực trạng nghiêm trọng trên, Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố, Ấn Độ sẽ chấm dứt sử dụng tất cả loại nhựa dùng một lần ở nước này vào năm 2022. Cam kết này được xem là tham vọng nhất trong chiến dịch thu hút sự tham gia của khoảng 60 nước trên toàn thế giới nhằm chung tay chống tình trạng ô nhiễm nhựa. Quyết định trên góp phần quan trọng trong nỗ lực này vì tổng dân số Ấn Độ lên đến 1,3 tỷ người.

“Lựa chọn của chúng ta ngày nay sẽ quyết định tương lai chung của chúng ta sau này. Không dễ gì đưa ra chọn lựa. Tuy nhiên, thông qua nhận thức, công nghệ và quan hệ đối tác toàn cầu, tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất”, ông Modi nhấn mạnh.

Từ đây, các sáng kiến làm sạch biển cũng bắt đầu được đưa ra. Điển hình, Luật sư và nhà hoạt động Afroz Shah cũng đưa ra một sáng kiến nhỏ để làm sạch nhựa trên một bãi biển ở Mumbai, đó là  kêu gọi người dân địa phương làm sạch biển hàng ngày. Chiến dịch bắt đầu từ 2 người, sau một thời gian số lượng lên đến hàng ngàn tình nguyện viên tham gia. Chỉ trong 3 tuần, 15 triệu kg nhựa được dọn dẹp sạch sẽ. 

Vấn đề không khí

Bên cạnh vấn đề về nhựa, một số thành phố ở Ấn Độ cũng bị đánh giá ô nhiễm không khí nhất trên thế giới. New Delhi bị dán nhãn thành phố ô nhiễm không khí tồi tệ nhất toàn cầu. Đặc biệt, theo báo cáo của tổ chức Hòa bình Xanh, không có thành phố nào ở Ấn Độ đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới. Chính vì điều này, ngay sau khi lên nắm quyền, một trong những việc đầu tiên mà Thủ tướng Modi làm là xây dựng “Chiến dịch sạch ở Ấn Độ”, kêu gọi người dân nâng cao ý thức, ngăn chặn xả rác bừa bãi, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà ở và khu vực sinh sống. 

Ông Modi cũng đã nói về những nguy hiểm của biến đổi khí hậu và sự cần thiết của các biện pháp chống lại sự nóng lên toàn cầu. Tại Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu ở Davos, Thụy Sĩ, ông Modi cho biết: “Mối nguy hiểm đầu tiên của chúng tôi là biến đổi khí hậu. Các sông băng bắt đầu tan chảy, khiến thời tiết ngày trở nên khắc nghiệt”. 

Một vấn đề lớn nữa mà Ấn Độ đang đối mặt, đó là hơn 40% dân số không có nhà vệ sinh riêng để sử dụng. Chính phủ cũng đã bắt đầu xây dựng nhà vệ sinh và đưa ra chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với tội phạm quấy rối ở khu vực vệ sinh công cộng. 

Ấn Độ cũng đang đầu tư vào năng lượng tái tạo, mặc dù hiện nay Chính phủ vẫn phải cung cấp điện cho hàng ngàn ngôi làng trên khắp cả nước. Trước đó, nhà lãnh đạo Ấn Độ hồi năm 2014 cam kết sẽ mang điện đến với gần 20.000 người sống trong tình trạng thiếu điện ở nước này vào năm 2019. Hôm 28/4 vừa qua, ông Modi tuyên bố mục tiêu này đã đạt được.

Cùng ngày, Liên Hợp quốc cũng công bố báo cáo cho thấy các nước đang theo đuổi nỗ lực của chính mình, chẳng hạn như Kenya cấm túi nhựa, Sri Lanka cấm hộp xốp và Trung Quốc phổ biến túi phân giải sinh học. Trong khi đó, việc áp thuế lên các loại túi nhựa dùng một lần đã giúp giảm việc dùng các túi nhựa ở Anh. Nước này cũng đã cấm sử dụng các hạt vi nhựa (microbead) trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Hạt nhựa siêu nhỏ giờ đây xuất hiện trong nước mở vòi và thức ăn trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chưa rõ tác động về mặt sức khỏe đối với con người.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.