Lương thấp 'nảy mầm' tham nhũng, quan liêu

Cải cách tiền lương để nâng cao chất lượng công vụ. (Ảnh minh họa)
Cải cách tiền lương để nâng cao chất lượng công vụ. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Các chuyên gia tham dự Hội thảo khoa học “Bối cảnh và khả năng cải cách tiền lương” yêu cầu tinh giản biên chế để cải cách tiền lương vì “lương thấp là mảnh đất cho tình trạng quan liêu, tham nhũng có cơ hội phát triển” như nhận định của nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc.

Lương chưa đủ khuyến khích năng suất lao động

Theo đánh giá chung, lương của công chức mới chỉ đảm bảo khoảng 50-60% nhu cầu, không đủ tái tạo sức lao động và có tích luỹ và quá thấp so với trình độ đào tạo, yêu cầu công việc, trách nhiệm công vụ của công chức. Phân tích tác động tiêu cực của mức lương “không phản ánh đúng giá trị sức lao động của công chức, một loại lao động đặc biệt - lao động quyền lực”, ông Thang Văn Phúc chỉ rõ, lương thấp khiến các giá trị xã hội của người công chức bị giảm sút, làm cho hiệu lực thực thi công vụ thấp, dễ bị tổn thương, phát sinh tham nhũng, tiêu cực vì người hưởng lương không sống được bằng lương nên phải “tranh thủ” tìm các khoản thu nhập khác. Không những thế, lương thấp vừa “đẩy chất xám” khỏi khu vực công vừa không đủ sức thu hút nhân tài cho khu vực này.

Nhìn ở góc độ tiền lương tối thiểu của người lao động (NLĐ), PGS-TS Trần Đình Thảo, Trưởng khoa Tổ chức và quản lý nhân lực, Đại học Nội vụ Hà Nội cho rằng việc tăng lương tối thiểu không dựa vào năng suất cùng việc ràng buộc lương tối thiểu với hệ thống an sinh tạo nên sức ép lên cả doanh nghiệp và ngân sách nhà nước, thu nhập NLĐ không thực sự được cải thiện. Đồng thời, cách xác định mức lương tối thiểu chung bị phụ thuộc ngân sách nhà nước, chưa gắn với nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Hệ số trung bình quá thấp nên chưa cải thiện được đời sống, chưa khuyến khích được cán bộ, công chức và NLĐ có hệ số lương thấp.

Một nguyên nhân không nhỏ khiến mức lương hiện nay không tương ứng với công sức của công chức và NLĐ được các chuyên gia nhấn mạnh là thiết kế hệ thống bảng lương, mức lương, các loại phụ cấp theo lương ngày càng tỏ ra bất cập, mâu thuẫn. 

Giải quyết thách thức “tiền đâu” để cải cách

Ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, cải cách chính sách tiền lương là một trong những chương trình trọng tâm cải cách hành chính và luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, điểm mấu chốt và đang là thách thức lớn nhất để thực hiện cải cách tiền lương là nguồn tiền. “Nhiều lần chúng ta bàn tới cải cách tiền lương. Nhưng khi nói tới “tiền đâu?” thì dừng. Đây là một thách thức phải vượt qua”- ông Thang Văn Phúc nói.

Không những thế, cải cách tiền lương còn liên quan nhiều đến cải cách hành chính, cải cách công vụ, biên chế nên không thể nói cải cách là thực hiện ngay được trong ngày một ngày hai mà cần có sự thực hiện đồng bộ. Trong đó, cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ công chức có tính quyết định đến việc cải cách tiền lương. Vì vậy, theo các chuyên gia, tinh giảm biên chế sẽ là biện pháp hàng đầu khi thực hiện cải cách tiền lương công chức.

Hiến kế cho việc tìm nguồn cải cách tiền lương, ông Thang Văn Phúc thấy cần đẩy mạnh tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp để tăng thêm nguồn chi trả tiền lương, kiểm soát các thu nhập ngoài lương, thiết kế lại hệ thống thang bảng lương đơn giản, phù hợp hơn. Đồng thời phải đổi mới cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Ông Nguyễn Quang Dũng, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) cho biết, cần thực hiện cơ chế khoán để các cơ quan tự chủ, chuyển những khoản chi không phải cho con người như hội họp, đi nước ngoài chuyển sang chi cho tiền lương. 

Theo ông Dũng, “đối với các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đổi mới tự chủ theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương và giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp tự quyết định tuyển bao nhiêu người và chi trả lương thì mới có hiệu quả trong sắp xếp nguồn lực trong khu vực nhà nước. Giả sử nếu chỉ trông chờ tăng lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng lên 1,4 triệu đồng hay 1,5 triệu đồng thì hiện nay nguồn chi ngân sách nhà nước không thể đảm bảo mà phải dựa trên cơ sở tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy và đặc biệt là thực hiện tự chủ mạnh hơn trên cơ sở tính giá dịch vụ đối với đơn vị sự nghiệp”.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.