Lùi kỳ thi THPT quốc gia 2020: Làm sao để giảm căng thẳng cho thí sinh?

Đề thi chủ yếu chương trình lớp 12.
Đề thi chủ yếu chương trình lớp 12.
(PLVN) - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có văn bản hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành về việc tiếp tục điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học. Theo đó, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc trước ngày 15/7. Kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 8-11/8.

Đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12

Trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường, Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo sở GD-ĐT tiếp tục rà soát, tinh giản nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT; triển khai các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình; tổ chức ôn tập, kiểm tra công nhận kết quả học tập qua internet, trên truyền hình khi học sinh đi học trở lại.

Trước những băn khoăn của học sinh về phương thức ôn tập trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020, Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi THPT quốc gia 2020 về cơ bản được giữ ổn định như năm 2019, những điều chỉnh về mặt kỹ thuật không ảnh hưởng tới thí sinh…

Trước đó như PLVN đã thông tin, PGS. TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, Bộ sẽ không xây dựng và công bố đề minh họa vì việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ giữ ổn định về cơ bản như năm 2019. Thí sinh và các nhà trường có thể tham khảo đề thi chính thức và đề minh họa của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 để nhận biết cách thức ra đề của năm 2020 và có hướng ôn thi phù hợp.

Cũng theo ông Trinh, việc thí điểm thi trên máy tính chưa áp dụng đối với kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Bộ đang tính toán để thí điểm thi trên máy từ năm 2021 ở nơi sẵn sàng về điều kiện và học sinh tự nguyện tham gia.

Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 vẫn có 5 môn thi, bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Trong số này, chỉ có môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại vẫn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, kể cả với môn Toán. Bộ GD-ĐT chủ trì, chỉ đạo các trường đại học chấm bài thi trắc nghiệm của thí sinh, việc chấm bài thi tự luận do sở GD-ĐT đảm nhận.

Phần lớn các câu hỏi trong đề thi là kiến thức cơ bản, chủ yếu là nội dung chương trình lớp 12. Các câu hỏi trong mỗi đề thi của hầu hết các môn đều được sắp xếp theo nhóm về độ khó và được sắp xếp lần lượt từ dễ đến khó để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh làm bài. Các trường cần tổ chức cho giáo viên, học sinh tham khảo, phân tích kỹ đề thi tham khảo và đề thi chính thức năm 2019, làm cơ sở cho việc dạy học, ôn tập đạt kết quả tốt.

Không ảnh hưởng tới thí sinh

Để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2020, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản yêu cầu các sở GD-ĐT chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt kỳ thi; xây dựng các phương án dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức…

Việc tổ chức thi tuân thủ các nguyên tắc không xáo trộn việc dạy học của giáo viên, học sinh lớp 12, tổ chức gọn nhẹ, hạn chế tốn kém, căng thẳng cho xã hội. Kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan và đảm bảo độ tin cậy để sử dụng xét tốt nghiệp THPT và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở đào tạo sử dụng trong tuyển sinh.

Ông Mai Văn Trinh cho biết, việc nghỉ học để phòng chống dịch trong thời gian qua và việc lùi thời gian tổ chức thi THPT quốc gia chắc chắn sẽ làm thay đổi kế hoạch học tập và tuyển sinh chính quy năm 2020, nhưng các trường không bị động. Bộ GD-ĐT đã kịp thời chỉ đạo các cơ sở đào tạo có kế hoạch phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019-2020; đồng thời vẫn sẵn sàng tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2020 và làm tốt công tác tuyển sinh của trường mình.

Hơn nữa, với việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác thi, tuyển sinh những năm gần đây, công tác thi THPT quốc gia, tuyển sinh năm 2020 theo lịch trình mới sẽ không ảnh hưởng gì lớn đối với các trường.

Việc huy động giảng viên từ các đại học tham gia tổ chức kỳ thi cũng đã được tính đến và hoàn toàn có thể đáp ứng được theo lịch thi mới. Về phía học sinh, ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh, những điều chỉnh kỹ thuật chỉ liên quan đến cán bộ tham gia kỳ thi, không làm ảnh hưởng tới thí sinh. Do đó, học sinh có thể yên tâm học, ôn tập, chuẩn bị sức khỏe, tâm lý tốt nhất cho kỳ thi. 

Thầy Đỗ Hoàng Sơn: Bộ GD-ĐT cần sớm có phương án tháo gỡ áp lực

“Trong tình hình hiện nay, Bộ GD-ĐT cần sớm có phương án tháo gỡ áp lực cho học sinh lớp 9, lớp 12 và sinh viên đại học, cao đẳng năm cuối... Cụ thể như, hằng năm đều có tới 95% học sinh đỗ thi tốt nghiệp THPT, cho nên không cần phải tổ chức một kỳ thi quốc gia nữa.

Bộ GD-ĐT cần phải chuẩn bị phương án tương tự là xét tốt nghiệp, trả việc này về cho trường, sở giáo dục. Tôi cho rằng, việc xét tốt nghiệp giao cho các trường tự đánh giá chính xác hơn cả kỳ thi THPT quốc gia của Bộ. 

Thầy Nguyễn Tùng Lâm: Cần thay đổi cách ra đề thi

Bộ cần sớm lên các phương án thi, điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình hiện nay để tránh gây áp lực cho học sinh. Việc này không phải là ứng phó với dịch bệnh mà đã đến lúc chúng ta cần thay đổi về cách ra đề thi, làm thế nào để đánh giá được phương pháp tư duy, năng lực của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng của học sinh trong từng nội dung học tập, chứ không phải để kiểm tra khối lượng kiến thức… Nếu kịp thi THPT quốc gia trong tháng 8 thì Bộ cũng nên tính đến việc điều chỉnh nội dung đề thi, không nên quá dàn trải hết chương trình như lâu nay vẫn làm.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...