Luật hóa bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số

Luật hóa bảo tồn ngôn ngữ,  văn hóa các dân tộc thiểu số
(PLO) - Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế đang diễn ra một cách sâu rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội ở nước ta, cũng như nhiều quốc gia khác, việc bảo vệ sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ đang trở thành vấn đề cấp bách. Từ đó, việc xây dựng Luật Hỗ trợ, phát triển vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi rất cấp thiết.

Nguy cơ đánh mất ngôn ngữ truyền thống, văn hóa tộc người

Bảo tồn, duy trì và phát huy vai trò, bản sắc ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thực sự đang đặt ra cho chúng ta trách nhiệm nặng nề. 

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, chữ viết. Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng sinh sống ở nước ta được chia theo các nhóm ngôn ngữ gồm: Việt, Mường, Môn - Khmer, Mông, Dao, Nam Đảo, Hán - Hoa, Tạng Miến và nhóm Kadai. Đến nay, trong số 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, 27 dân tộc đã có bộ chữ viết riêng, tiêu biểu như: Tày, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, Mông, Êđê, Jrai, Bahnar, Xơđăng, Kờ ho, Chăm Hơ rê, Mơ nông…

 Trong số 54 dân tộc Việt Nam, có những dân tộc chỉ có số dân dưới 10.000 người như Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Mảng, Lự, Cống, Bố Y, La Ha, La Hủ…; thậm chí có những dân tộc chỉ có số dân dưới 1.000 người như Si La (Lai Châu), Pu Péo (Hà Giang), Ơ Đu (Nghệ An)… Đây là những dân tộc khó có khả năng và điều kiện tự bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của mình. Thách thức đầu tiên phải kể đến là khả năng đánh mất ngôn ngữ truyền thống, linh hồn của văn hóa dân tộc, cũng là phương tiện để chuyển tải, trao truyền nghệ thuật, phong tục tập quán của các tộc người. 

Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng quyền mỗi dân tộc có tiếng nói, chữ viết riêng, quyền bình đẳng và tự do phát triển ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Vốn tiếng nói và chữ viết của nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta được phát hiện, lưu giữ, bảo tồn và phát triển. Một số ngôn ngữ, chữ viết của một số dân tộc thiểu số được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương. Cả nước hiện có 20 tỉnh, thành phố đang tổ chức dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện dạy tiếng dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông nhưng hiệu quả chưa cao. 

Cơ sở xây dựng Luật Hỗ trợ, phát triển vùng DTTS và miền núi 

Ngày 5/6, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Tọa đàm khoa học về các chính sách trọng tâm của Đề tài nghiên cứu “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Luật Hỗ trợ, phát triển vùng DTTS và miền núi”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải chủ trì buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe báo cáo 2 chuyên đề gồm: “Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng DTTS và miền núi” và “Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo vùng DTTS và miền núi”.

Báo cáo “Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng DTTS và miền núi” đề cập các chính sách liên quan đến vùng DTTS và miền núi, như: Việc đào tạo trí thức là người DTTS; bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào DTTS. Công tác bảo tồn văn hóa cho các dân tộc dưới một ngàn người và dưới 10 ngàn người; sự chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa.

Các nguồn vốn đầu tư cho văn hóa, thể thao và du lịch vùng DTTS và miền núi với cách tiếp cận mới; phát huy vai trò của doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội để tăng cường công tác xã hội hóa. Tạo môi trường pháp lý để người dân phát huy vai trò chủ thể văn hóa (có các chính sách đầu tư cho nghệ nhân dạy ngôn ngữ, dạy nhạc cụ, dạy thêu…). Tạo cơ chế chính sách để vừa bảo tồn vừa phát huy. 

Qua đó, Ban Chủ nhiệm đề tài đã đề xuất: Cần đổi mới hoàn thiện cơ chế; thể chế; ban hành các chính sách đầu tư cụ thể, dài hạn cho văn hóa, thể thao và du lịch vùng DTTS và miền núi; phát huy vai trò cộng đồng, nghệ nhân thôn bản, người có uy tín trong bảo tồn văn hóa; lựa chọn các giá trị tiêu biểu, xây dựng mô hình bảo tồn văn hóa; tiến tới trao quyền cho người dân trong bảo tồn văn hóa, thể thao và du lịch, Nhà nước giữ vai trò định hướng.

Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo vùng DTTS và miền núi” đã khái quát tình hình giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) vùng DTTS và miền núi; thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong chính sách pháp luật hỗ trợ phát triển GD-ĐT vùng DTTS và miền núi thời gian qua. Cụ thể như: Một số quy định của pháp luật về GD-ĐT vùng DTTS và miền núi không hợp lý, thiếu tính khả thi, tính dự báo; một số cơ chế thực hiện chính sách còn bất cập. Các chính sách, quy định của pháp luật về GD-ĐT thiếu sự gắn kết với các chính sách, quy định của pháp luật ở những lĩnh vực khác, không bảo đảm tính phát triển bền vững… 

Chuyên đề chú trọng tới việc phát triển tài năng ở vùng DTTS và miền núi; hỗ trợ vùng khó, vùng trũng về giáo dục; những thiếu hụt đa chiều cần dùng Luật để pháp chế hóa; những tác động của các chính sách hỗ trợ GD-ĐT tới vùng DTTS và miền núi… Từ đó, báo cáo có những kiến nghị, đề xuất giải pháp về chính sách pháp luật hỗ trợ phát triển GD-ĐT vùng DTTS và miền núi như: Đề nghị Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ và phát triển vùng DTTS và miền núi; Đề nghị Trung ương bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực GD-ĐT; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Nghị định 116/2016/NĐ-CP về “Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông xã, thôn đặc biệt khó khăn”…

Cơ bản đồng tình, đánh giá cao các nội dung của hai chuyên đề, các đại biểu tham dự tọa đàm đã có nhiều ý kiến đóng góp bổ sung, tập trung vào một số nội dung như: Cần tăng cường đưa văn hóa dân tộc vào các chương trình giáo dục; đẩy mạnh việc công nhận và vinh danh các công trình, di sản văn hóa, công nhận nghệ danh cho nghệ nhân; trao quyền cho cộng đồng; đẩy mạnh các môn thể thao dân tộc trong nhà trường và cộng đồng; thay đổi cách tiếp cận về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục theo hướng người dân là người hưởng thụ và thực thi chính sách. Lưu ý chính sách cử tuyển, chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm… 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.