Người lính 'mất tích' ngày trở về không dám gọi tên mẹ

10 tuổi ông Sơn (ảnh nhỏ) đã là liên lạc, 14 tuổi du kích xã, 17 tuổi tham gia lực lượng biệt động Quân Giải phóng.
10 tuổi ông Sơn (ảnh nhỏ) đã là liên lạc, 14 tuổi du kích xã, 17 tuổi tham gia lực lượng biệt động Quân Giải phóng.
(PLO) - Trở lại mái nhà xưa, điều khiến anh bộ đội bất ngờ không phải là vẻ già nua của mẹ. Đất nước bao nhiêu năm chiến tranh. Quê hương đã chịu bao đạn bom. Bao điêu linh đã trĩu nặng vai mẹ, nên mẹ già hơn xưa không lạ.

Điều khiến anh bộ đội bất ngờ là bài vị của mình được đặt trang trọng trên bàn thờ. “Mẹ tui lúc ấy già rồi, sợ bà quá bất ngờ, nên tui vào nhà liền vờ lên tiếng: “Đơn vị con hành quân ngang qua làng. Con ghé vào xin mẹ miếng nước”. Người mẹ gật đầu, vừa quay lưng đi được đôi bước thì khựng người lại. Dáng người thì hao hao, nhưng cái giọng nói ấy dù bao năm không nghe, lại thêm linh cảm người mẹ, lẽ nào bà lại nhầm lẫn. Bà lão lụi cụi quay lại, ôm chầm con trai nức nở khóc. Hóa ra sau khi con trai bị giặc đưa khỏi nhà lao Thừa Phủ, bà tìm cách dò la tin tức nhưng không manh mối gì. Cứ nghĩ con trai đã bị giặc thủ tiêu, bà lập bài vị thờ, bao năm nhang khói. 

“Thấy cha bị giặc đánh đập, tui quyết tâm đi theo bộ đội, chỉ mong đánh đuổi hết quân giặc trên quê mình…”. Suốt một đời đi theo cách mạng, cựu chiến binh Bùi Ngọc Sơn (SN 1949, ngụ thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nhớ từng kỷ niệm ngay khi ông chỉ mới hơn 10 tuổi. 

10 tuổi đã theo cách mạng

Buổi chiều hôm ấy, đi chăn trâu trên rẫy về, cậu bé Sơn hoảng hốt khi thấy giặc đi càn ngang qua làng, đang hung hăng đánh đập cha. Chúng vừa đạp vừa đá cha rồi hất hàm tra hỏi: “Có nhìn thấy Việt Cộng không?”, “Có cất giấu súng không?”. Người cha quỳ rạp trên đất, mặt nhăn nhúm vì đau, lắc đầu quầy quậy. Cậu bé Sơn chạy ùa vào ôm lấy tấm lưng ốm yếu của cha. Thân thể nhỏ bé của đứa trẻ chẳng thể che chắn cho cha già. Trong cơn đau đớn, cậu nghĩ: “Mình sẽ theo bộ đội đánh đuổi hết bọn chúng ra khỏi làng”. Vậy là dấn thân.

10 tuổi, cậu bé Sơn làm liên lạc ở địa phương. Đến năm 14 tuổi thì được “thăng cấp”, chính thức trở thành một du kích của xã. “Lần đầu tiên được ôm trong tay khẩu súng, hãnh diện lắm, đến nỗi đi ngủ cũng không muốn rời ra”, ông bồi hồi nhớ lại khoảnh khắc đã hơn nửa thế kỷ. 

14 tuổi, nhưng năm đó ông còn nhỏ xíu, đen nhẻm. Khẩu súng trường K44 lúc ấy cao gần đến đỉnh đầu. Lúc bình thường còn mang nổi súng. Khi chiến đấu mới thấy hết sự chênh lệch giữa súng với người, nhất là lúc địch phản kích, phải rút lui. Lần đó, chàng du kích trẻ măng ôm khẩu súng trên vai, chẳng cách gì chạy nổi, đành quăng luôn khẩu súng vào bụi rồi thoát thân. Sau trận càn, địch rút khỏi làng, đồng đội hỏi “súng đâu?”. “Chiến sĩ nhí” đỏ mặt, dắt đồng đội đi tìm súng. Thấy ông ôm súng như “ếch tha nhái”, cấp trên quyết định thu lại khẩu súng, rồi phát cho ba quả lựu đạn. Kể lại chuyện xưa, người lính già vẫn không giấu nổi nụ cười.

Năm 17 tuổi, Bùi Ngọc Sơn tham gia vào Đội Biệt động quận Nam Hòa (bây giờ là thị xã Hương Thủy). Trong chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, đơn vị biệt động của ông chia thành nhiều cánh, phối hợp với đơn vị quân chủ lực tiến đánh thành phố. Cánh của ông đánh vào tòa tỉnh trưởng, mở cửa nhà lao Thừa Phủ.

Trong chiến dịch Xuân Mậu Thân năm ấy, ông nhớ nhất là trận đánh đồn Long Thọ. Quân ta vây đánh đồn suốt 28 ngày đêm. Lúc đó, các vùng lân cận như Nguyệt Biều, Văn Thánh… đều do quân ta chiếm đóng, cắt đứt đường vận chuyển lương thực của địch. Đêm đêm, địch tràn về các làng đánh chiếm, quân ta lại đánh bật lên. Trong những ngày đêm chiến đấu ác liệt đó, ông đã vinh dự được kết nạp Đảng ngay trên chiến hào, khi đang cùng đồng đội chiến đấu ác liệt với quân thù. 

Ông Sơn bị thương, lọt vào tay giặc sau một trận đánh với lực lượng kỵ binh bay của Mỹ.
Ông Sơn bị thương, lọt vào tay giặc sau một trận đánh với lực lượng kỵ binh bay của Mỹ.

Trận chiến không cân sức

Sau chiến dịch Mậu Thân, Quân Giải phóng lại rút lên rừng. Ông Sơn phụ trách một tiểu đội biệt động, ngày ẩn mình nơi núi rừng giáp ranh với chiến khu Dương Hòa, đêm vượt đèo, vượt suối vào hoạt động trong lòng địch. Thời gian này, quân ta đang ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân lần hai. 

Một đêm giữa mùa hè năm 1968, tổ biệt động của ông gồm ba người, như mọi đêm, lại băng rừng, cắt suối, lội sông về cơ sở hoạt động. Do bị phục kích nên cả ba chưa kịp đến cơ sở thì trời đã sáng tỏ. Lúc đó họ chỉ mới ngang qua làng Kim Sơn. Trước đây ở làng này, tổ biệt động từng xây dựng hầm trú địch. Nhưng sau đó bị lộ phải bỏ hầm. Lần này đến làng, không thể ẩn nấp ở hầm cũ, cả ba đành phải tìm một hố bom cũ đã bị cỏ tranh phủ kín để ẩn mình.

Hôm đó, tổ biệt động lại gặp phải lực lượng kỵ binh bay của Mỹ đi càn. Nhìn lực lượng địch càng ngày càng rút ngắn khoảng cách, ông cùng đồng đội đưa mắt nhìn nhau, cả ba nắm chặt tay nhau. Cái nắm tay ấy, biết đâu sẽ là cái nắm tay cuối cùng của họ. “Lúc đó, tui nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, ngẩng đầu nhìn trời, nhìn đất lần cuối. Tui nghĩ, nếu mình không nổ súng, chẳng may bị địch phát hiện rồi bắn chết thì uổng quá. Mình nổ súng tấn công trước, nếu hy sinh thì ít ra mình cũng giết được một, hai tên, vậy là hòa. Xem như chết đi cũng không uổng phí”, ông Sơn nhớ lại. 

Tổ biệt động chủ động nổ súng, sau đó thoát khỏi chỗ ẩn nấp, chạy lên đồi. Lực lượng quá chênh lệch, số lượng đối phương trên đồi càng đông hơn. Thế trận hỗn loạn, ông và đồng đội lạc mất nhau. Ông bị trúng đạn, máu liên tục chảy không ngừng. Người chiến sĩ trẻ tuổi lần tìm một khe đất, ẩn nấp, rồi gục xuống. Máu vẫn tiếp tục chảy, ông chìm hôn mê lúc nào không hay. Khi tỉnh lại, người chiến sĩ trẻ đã nằm trong tay giặc.

Ngày trở về, sợ mẹ sốc tâm lý, ông không dám xưng mình là con trai mẹ.
Ngày trở về, sợ mẹ sốc tâm lý, ông không dám xưng mình là con trai mẹ.

Ngày trở về cảm động

Lúc bị giặc bắt, chàng thanh niên ấy chỉ mới bước qua tuổi 19 tươi đẹp. Nghĩ đã rơi vào tay giặc chỉ có đường chết. Khai cũng chết, không khai cũng chết, nên dù địch tra tấn kiểu gì, ông đều kiên quyết thực hiện ba không: “Không nghe”, “không thấy”, “không biết”. Nhất định không khai một lời. Sau hơn nửa tháng bị giam cầm tại lao Thừa Phủ (Huế), ông bị đưa vào trại giam Đà Nẵng ở một thời gian, sau đó l chuyến lên máy bay, đưa ra trại giam Phú Quốc, nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian”. 

Tại nhà lao Phú Quốc, ông cùng đồng đội trải qua đủ mọi loại hình tra tấn man rợ nhất của quân thù. Đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, có lúc tưởng chừng như không thể gượng dậy nổi. Nhưng với ý chí sắt đá, lòng kiên cường bất khuất của người chiến sĩ cách mạng, ông cùng đồng đội ngày đêm tìm phương cách đấu tranh với quân thù ngay trong trại giam.

Năm 1973, ông Sơn cũng nhiều chiến sĩ khác được trao trả tù binh. Sau một thời gian dài điều trị sức khỏe tại Quảng Bình, cuối năm 1974, ông trở lại chiến trường Quảng Trị, nhận nhiệm vụ mới, chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công mùa Xuân 1975.

Ở tuổi 69, người lính năm xưa đôi mắt vẫn luôn lấp lánh tinh anh khi nhắc đến những tháng ngày cũ. Có lẽ lần trở về nhà sau nhiều năm biền biệt đã để lại trong ông nhiều xúc động nhất, mà đến giờ nghĩ lại vẫn vẹn nguyên cảm giác bồi hồi. 

Khi đó đầu năm 1975, Huế đã được giải phóng, đơn vị giải quyết phép cho ông được về thăm nhà.  Trở lại mái nhà xưa, điều khiến anh bộ đội bất ngờ không phải là vẻ già nua của mẹ. Đất nước bao nhiêu năm chiến tranh. Quê hương đã chịu bao đạn bom. Bao điêu linh đã trĩu nặng vai mẹ, nên mẹ già hơn nhiều không lạ. Điều khiến anh bộ đội bất ngờ là bài vị của mình được đặt trang trọng trên bàn thờ. 

“Mẹ tui lúc ấy già rồi, sợ bà quá bất ngờ nên tui vào nhà liền vờ lên tiếng: “Đơn vị con hành quân ngang qua làng. Con ghé vào xin mẹ miếng nước”. Người mẹ gật đầu, vừa quay lưng đi được đôi bước thì khựng người lại. Dáng người thì hao hao, nhưng cái giọng nói ấy dù bao năm không nghe, lại thêm linh cảm người mẹ, lẽ nào bà lại nhầm lẫn. Bà lão lụi cụi quay lại, ôm chầm con trai nức nở khóc. Hóa ra sau khi con trai bị giặc đưa khỏi nhà lao Thừa Phủ, bà tìm cách dò la tin tức nhưng không manh mối gì. Cứ nghĩ con trai đã bị giặc thủ tiêu, bà lập bài vị thờ, bao năm nhang khói. Cứ nghĩ con trai đã mất, không ngờ còn có ngày còn gặp lại.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông Sơn được điều động về làm Đại đội trưởng Đại đội tháo gỡ bom mìn ở cây số 17 (thuộc thị xã Hương Trà). Sau đó ông về làm Xã đội trưởng ở địa phương, rồi làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh của xã, bất chấp cơ thể vẫn còn nhiều mảnh đạn nằm lại. Chiến tranh đã qua nhưng quá khứ hào hùng của một thời bom đạn, những người lính như ông mãi mãi chẳng thể nào quên. 

Đọc thêm

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung: